Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Bị rắn cắn, bé gái ở Kiên Giang được đưa đến nhà thầy lang hút độc

    (ĐS&PL) - Sau khi bị rắn cắn, gia đình ngay lập tức đưa bé gái đến nhà thầy lang để điều trị hút nọc độc.

    Tạp chí Tri Thức dẫn lời PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết bệnh nhi là bé V.T.L., 1 tuổi, địa chỉ ở Gò Quao, Kiên Giang.

    Theo lời kể của gia đình, lúc 7h ngày 6/6, bé L. vào nhà bếp thì bị rắn cắn ở vùng cổ chân phải. Người nhà nghi là rắn hổ đất. Khoảng 8h, người nhà đưa bé đến thầy lang hút nọc rắn, bó chân.

    Bệnh nhi tỉnh táo sau  8 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn và điều trị tích cực. Ảnh: Tạp chí Tri Thức

    Bệnh nhi tỉnh táo sau  8 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn và điều trị tích cực. Ảnh: Tạp chí Tri Thức

    Về nhà, bé nôn ói nhiều, than mệt và tiếp xúc kém nên gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang trong tình trạng lơ mơ, thở mệt. Tại bệnh viện, bé được chẩn đoán theo dõi rắn hổ đất cắn, được xử trí cấp cứu thở oxy, tiêm kháng sinh, chăm sóc vết rắn cắn và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1.

    Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh nhi cấp cứu trong tình trạng mê, suy hô hấp nặng kèm sưng bầm vùng cổ chân phải với dấu rắn cắn ở mắt cá trong. Ngay lập tức, trẻ được đặt nội khí quản thở máy, hội chẩn truyền 8 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. Tại khoa Hồi sức tích cực Chống độc, bệnh nhi được thở máy, chích kháng sinh, chăm sóc vết thương, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

    PGS-BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ trên báo Sài Gòn giải phóng, sau khoảng 10 giờ truyền huyết thanh kháng nọc, bệnh nhi tỉnh, tự thở tốt và được cai máy thở. Hiện tại, tình trạng của trẻ diễn tiến tốt. Theo BS Phạm Văn Quang, rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn. Tai nạn này thường xảy ra nhiều vào mùa mưa do rắn hay bò vào nhà, nhất là ở vùng nông thôn.

    Khi bị rắn cắn, người dân không nên rạch vết cắn, nặn, hút nọc, đắp lá cây hay buộc garo vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, xuất huyết. Cách sơ cứu đúng là rửa sạch vết rắn cắn, sát trùng vết thương, trấn an nạn nhân, bất động chi bị cắn và đặt thấp hơn so với tim, nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế. Trong trường hợp bị rắn hổ cắn, nên tiến hành quấn băng thun ngay phía trên vết rắn cắn để hạn chế nọc lan nhanh, có thể gây suy hô hấp do yếu liệt cơ. Sau đó, chuyển bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bi-ran-can-be-gai-o-kien-giang-uoc-ua-en-nha-thay-lang-hut-oc-a432998.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan