Terence Tao được đánh giá là “một trong những bộ não vĩ đại nhất của ngành Toán ngày nay” đồng thời ông cũng 1 trong số ít thần đồng được trưởng thành một cách bình thường như nhiều đứa trẻ khác.
Sở hữu IQ cao bậc nhất thế giới
Terence Tao được coi là nhà Toán học xuất chúng nhất hiện nay. |
Theo thống kê của Wonders List, một trong những người có chỉ số thông minh cao nhất thế giới có IQ lên tới 230 là Terence Tao, nhà Toán học người Australia gốc Trung Quốc.
Sinh năm 1975, Terence Tao chuyên về giải tích điều hòa, phương trình đạo hàm riêng, lý thuyết tổ hợp, lý thuyết số giải tích và lý thuyết biểu diễn.
Trong 3 năm liên tiếp (1986-1988), Terence Tao là thí sinh trẻ tuổi nhất tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế, giành lần lượt huy chương đồng, bạc, vàng.
Tao học đại học năm 9 tuổi, tham gia Viện Khoa học Nghiên cứu năm 14 tuổi; lấy cả bằng cử nhân và thạc sĩ tại ĐH Flinders khi bước sang tuổi 16.
Năm 20 tuổi, ông nhận bằng tiến sĩ từ ĐH Princeton, Mỹ và trở thành giáo sư trẻ nhất tại ĐH California ở Los Angeles 4 năm sau đó.
Năm 2006, ông giành giải Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực Toán học.
Hạnh phúc bình dị
Terence hạnh phúc bên vợ, Laura, và hai con. |
Không ít trường hợp các thần đồng, việc bộc lộ tài năng từ sớm đã khiến họ gần như không có tuổi thơ và phải chịu những áp lực, thậm chí cả bất hạnh do xã hội luôn kỳ vọng quá nhiều. Terence có thể coi là trường hợp hy hữu khi sinh trưởng trong gia đình có bố mẹ hết sức tâm lý và luôn đặt cuộc sống thoải mái, vui vẻ của con mới là điều quan trọng nhất.
Nhờ sự sáng suốt của bố mẹ, thần đồng Toán học trưởng thành một cách bình thường, ngoại trừ việc anh sở hữu trí tuệ siêu phàm so với những đứa trẻ khác.
Nhìn vẻ bề ngoài đơn giản cùng nụ cười luôn thường trực trên môi, không ai có thể nghĩ Terence Tao là một nhà Toán học thường xuyên vùi đầu vào những công trình nghiên cứu khó hiểu.
Vợ anh vốn là kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA. Công việc của hai người đều rất bận rộn nhưng họ vẫn dành thời gian cho hai đứa con và thỉnh thoảng mời đồng nghiệp về nhà ăn bữa cơm tự nấu. Nhờ đó, anh không chỉ nhận được sự kính trọng nhờ tài năng xuất chúng mà còn là vị giáo sư đáng mến trong mắt đồng nghiệp và học trò.
Tuổi thơ bình dị, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp lẫy lừng, người vợ tài năng không kém cùng hai đứa con thông minh, đáng yêu, cuộc sống của Terence có thể coi là may mắn hơn hầu hết thần đồng khác.
“Tôi rất hạnh phúc. Có thể đến năm 60 tuổi, tôi sẽ nhìn lại những gì mình làm được. Nhưng hiện tại, tôi muốn dành thời gian để tìm ra lời giải cho hàng loạt vấn đề Toán học”, Terence trả lời khi được hỏi cảm nhận của ông về thành công.
Thần đồng Toán học Terence Tao bộc lộ tài năng từ nhỏ Vào ngày 16/7/1983, một ngày trước ngày sinh nhật lần thứ 8 của Terence Tao, Ken Clements - một chuyên gia về giáo dục những trẻ em có năng khiếu toán học, đã đến thăm nhà cậu bé để đánh giá khả năng của cậu. Trong quá trình đánh giá, anh đã đưa cho Terry một chuỗi các câu hỏi được viết ra giấy, và Terry trả lời bằng miệng mà không hề viết gì ra giấy. Tất cả các câu trả lời của cậu đều đúng. Dưới đây là các câu hỏi và câu trả lời của Terry. Câu 1: Hai đường tròn có bán kính bằng 2cm và 3cm. Khoảng cách giữa các tâm của chúng là 4cm. Vậy chúng có giao nhau hay không? Terry: Có. Nếu chúng không giao nhau, khoảng cách giữa các tâm của chúng sẽ lớn hơn 5. Câu 2: Một chiếc kim giờ sẽ tạo ra một góc bằng bao nhiêu trong 20 phút? Terry: Đơn giản. 1/3 của 1/12 của một vòng tròn kín là bằng 1/36 của một đường tròn. 1/36 của 3.600 tương đương với 100. Câu 3: Một can chứa dầu kerosene nặng 8kg. Khi rót một nửa số dầu ra khỏi can thì can nặng 4,5kg. Hỏi cân nặng của chiếc can rỗng là bao nhiêu? Terry: Chú có một phương trình đại số, nhưng khó tính nhẩm. Trọng lượng của can + trọng lượng của dầu = 8. Trọng lượng của can + ½ (trọng lượng dầu) = 4 ½ . Vậy, trọng lượng dầu = 7kg, trọng lượng can = 1kg. Câu 4: Bây giờ là mấy giờ nếu khoảng thời gian kể từ giữa trưa đến bây giờ bằng 1/3 quãng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm? Terry: 1 phần + 3 phần = 12 giờ Vậy 1 phần = 3 giờ Vậy bây giờ là 3 giờ chiều. Câu 5: Chú đi bộ từ nhà tới trường trong 30 phút, còn anh của chú phải mất 40 phút. Anh chú rời khỏi nhà trước chú 5 phút. Vậy trong bao nhiêu phút thì chú sẽ vượt được anh ấy? Terry: 35 phút. Nếu chú khởi hành cùng thời gian với anh trai thì chú sẽ đến trước chú ấy 10 phút... Ồ không, 15 phút, bởi vì khi đó cả hai đều đã đi được nửa đường rồi. Câu 6: Chu vi của một tam giác vuông là 5cm. Độ dài mỗi cạnh bên của nó là 2cm. Vậy chiều dài cạnh thứ ba bằng bao nhiêu? Terry: Cạnh thứ ba là 1cm. À không, điều đó không đúng. Theo định lý Pitago thì nó phải là... căn bậc 2 của 8 hoặc là... Không thể được, phi lý! Câu 7: Một lớp học nhận được một số cuốn vở thông thường và một số cuốn vở đặc biệt, tất cả có 80 cuốn vở. Một cuốn vở thường có giá 20 cent và một cuốn vở đặc biệt có giá 10 cent. Hỏi lớp học nhận được bao nhiêu cuốn vở mỗi loại? Terry: Cháu thực sự không biết (cười) (R+S = 80 Tất cả những gì chú cho là giá các cuốn vở. Không thể giải được. Có thể là 40 cuốn thường và 40 cuốn đặc biệt. Hoặc cũng có thể là 50 cuốn thường và 30 cuốn đặc biệt). |
Thanh Tùng (T/h)