Samsung cũng giống như con thiên lý mã. Nếu như không có Lee Kun Hee luôn coi nhân viên của mình như con ngựa thiên lý, như một tài năng ưu tú và công nhận họ là số 1 thì có lẽ họ vẫn không thể mơ ước vươn lên vị trí số 1.
Lee Kun Hee được coi là Bá Nhạc của thời kỳ này, ông công nhận các nhân viên của mình giống như những thiên lý mã, là số 1 trên thế giới.
Trong bầu không khí đó, cuối cùng Samsung đã có những bước tiến thần kì. Những nhân viên của Samsung dựa vào những yêu cầu và chỉ đạo của Lee Kun Hee mà họ đã mang trong mình suy nghĩ rằng họ là những nhân tài số 1 khác với những người khác và là những nhân viên số 1 thế giới, nhờ đó mà tâm thế, suy nghĩ và khí chất của họ cũng khác đi.
Lee Kun Hee đã nuôi dưỡng cho những nhân viên của mình khí chất, cá tính và tâm thế khác biệt rõ rệt với người khác. Theo ông, nhân viên Samsung phải có có khí chất, cá tính và tâm thế khác biệt hoàn toàn với người khác. Họ luôn cảm thấy bất mãn với công việc của hiện tại, tiêu chuẩn hiện tại, câu hỏi hiện tại và đáp án hiện tại.
Họ luôn muốn khai thác ra những con đường lạ lẫm, thừa nhận sự thật rằng bản thân mình khác với tập thể, họ tận hưởng điều đó và tiến lên phía trước. Trong trường hợp phát sinh những việc ngoại lệ (hòa điệu lạ, kết quả thí nghiệm không được dự tính trước, đột ngột tăng hay giảm trong việc bán sản phẩm của khu vực...).
Những người này không hề ngại ngần trước các hiện tượng nằm ngoài dự tính đó mà họ cố để làm rõ vấn đề và kiểm tra xem đó là vấn đề nhỏ nhặt, là may mắn chỉ đến trong một lần hay là yếu tố quan trọng nhưng chưa được làm rõ. Họ là người bền bỉ và mạnh mẽ.
Rất nhiều tỉ phú nổi tiếng ghét trường học hay bỏ học giữa chừng là có lý do của nó. Tức là họ không muốn "nhảy múa trong nhịp điệu của người khác."
Đối với Lee Kun Hee thì một con ngựa thiên lý có thể được tạo nên từ một con ngựa bình thường và trở nên phi phàm. Và sự thật một lần nữa đã minh chứng rằng những nhà kinh doanh vĩ đại trong thời đại này, hơn bất cứ ai, họ tôn trọng, công nhận và chăm sóc nhân viên của mình.
“Nếu bạn muốn những điều tầm thường, bạn không cần công nhận nhân viên của mình. Bạn chỉ cần đối xử với họ như những người lao động.” Đây là câu nói của nhà kinh doanh vĩ đại được kính trọng nhất tại Mỹ – Jack Welch.
Ông là người hiểu rõ nhất điều này. Vào công ty năm 1960 và trong vòng chỉ có 20 năm đã trở thành nhà kinh doanh xuất sắc nhất và trẻ tuổi nhất của General Electric (GE). Bằng những chiến lược như “6sigma – thương mại trực tuyến – thế giới hóa” đã đổi mới GE và đưa GE thành tập đoàn hàng đầu thế giới.
Cuối năm 2001, khi ông về hưu, giá trị công ty của GE đạt 450 tỷ đô-la, tăng gấp 40 lần so với 12 tỷ đô-la khi ông nhậm chức chủ tịch vào năm 1981, và doanh nghiệp do ông dẫn dắt đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới. Bằng năng lực kinh doanh đó, năm 2001, ông được chọn là “Doanh nhân được kính trọng nhất thế giới” do tờ Financial Times bình chọn.
Năm 2000, GE được bình chọn là “Công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới”. Cho đến khi về hưu, ông được gọi với nhiều danh xưng như “bậc thầy kinh doanh”, “doanh nhân của thế giới” và là nhà kinh tế thành công của Mỹ khi đã mua lại và sáp nhập thành công hơn 1.700 công ty.
Nếu như ở Mỹ có nhà kinh doanh Jack Welch thì ở Hàn Quốc có Lee Kun Hee. Tuy nhiên, nếu đem so sánh những thành quả kinh doanh thì có thể nói rằng Lee Kun Hee đã vượt xa hơn rất nhiều. Bởi vì Jack Welch đạt sự tăng trưởng gấp 40 lần trong 20 năm nhưng Lee Kun Hee đã đạt được sự tăng trưởng gấp 300 lần trong 30 năm.