Ngày 27/7 (theo giờ địa phương), luật sư Friedman Rubin đại diện cho 3 giáo viên đến từ Washington (Mỹ) cho biết toà án cấp cao Quận King đã ra phán quyết đối với vụ kiện công ty hoá chất Monsanto. Theo đó, bồi thầm đoàn đã yêu cầu công ty Monsanto bồi thường số tiền 185 triệu USD cho 3 giáo viên này.
Được biết, các giáo viên làm việc tại trung tâm giáo dục Sky Valley ở Monroe, Washington, nói rằng họ bị tổn thương não do tiếp xúc với polychlorinated biphenyls, còn được gọi PCB, trong đèn huỳnh quang ở trường.
Lên tiếng về phán quyết này, ông Rubin ca ngợi: "Đây là một bước tiến lớn trong việc buộc Monsanto phải chịu trách nhiệm".
Trong khi đó, tập đoàn Byer, đơn vị đã mua lại Monsanto từ năm 2018, tuyên bố công ty không đồng ý với phán quyết và có thể kháng cáo.
Phát ngôn viên của Bayer, Susan Skiles Lukes, cho biết: "Bằng chứng trong vụ kiện này không đủ chứng minh rằng các nguyên đơn đã tiếp xúc với một lượng PCB không an toàn tại trung tâm giáo dục Sky Valley (SVEC) cũng như thương tích của họ được gây ra bởi sự phơi nhiễm hoá chất".
Bên cạnh đó, bà Lukes nói thêm: "Những cáo buộc đang nhằm vào một sản phẩm và Monsanto đã không sản xuất trong 40 năm qua".
Được biết, đây là phiên xét xử đầu tiên trong số 22 phiên tòa liên quan đến khiếu nại của các giáo viên, phụ huynh và học sinh tại trung tâm Sky Valley liên quan tới việc bị phơi nhiễm hoá chất từ đèn huỳnh quang.
Theo một nghiên cứu của hãng tin AP, hàng triệu đèn huỳnh quang có chứa PCB có thể vẫn đang được sử dụng tại nhiều trường học dù đã bị cấm trong 40 năm.
Trong đó, PCB là hỗn hợp các hợp hoá chất do công ty Monsanto sản xuất và được sử dụng rộng rãi làm chất làm mát và chất bôi trơn trong các thiết bị điện cho đến khi chúng bị cấm vào năm 1979 do lo ngại hoá chất này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Minh Hạnh (Theo Guardian)