(ĐSPL) - Zak Ebrahim 10 tuổi khi cha tham gia lên kế hoạch đánh bom trung tâm Thương mại Thế giới tại New York Mỹ năm 1993. Từ nhỏ, Zak được nuôi dạy dựa trên những giáo điều và sự thù hận. Câu chuyện của Zak vén bức màn bí ẩn, cho ta thấy cuộc sống bên trong của một gia đình có nhiều người dính dáng đến khủng bố.
Zak Ebrahim: “Tôi là con một kẻ khủng bố và tôi chọn cuộc sống hòa bình”. |
“Tôi được dạy để phán xét người khác”
Vào ngày 5/11/1990, người đàn ông tên El-Sayyid Nosair bước vào một khách sạn ở Manhattan và sát hại Rabbi Meir Kahane, thủ lĩnh Liên minh Phòng thủ người Hồi giáo. Ban đầu, Nosair được cho là vô tội, nhưng hắn và đồng bọn bắt đầu lên kế hoạch tấn công một loạt các công trình quan trọng ở New York, bao gồm đường hầm, toà nhà giáo hội Hồi giáo và trụ sở chính Liên Hợp Quốc.
May thay, kế hoạch đó bị phanh phui nhờ FBI. Chỉ tiếc rằng, kế hoạch đánh bom năm 1993 vào trung tâm Thương mại Thế giới lại không bị phát hiện. Nosair cuối cùng cũng bị kết án vì tham gia vào vụ tấn công này. Và, El-Sayyid Nosair chính là cha của Zak.
Zak sinh ra ở Pittsburgh, bang Pennsylvania năm 1983, có cha là người Ai Cập và mẹ là giáo viên tiểu học người Mỹ. Zak trải qua tuổi thơ tốt đẹp cho đến năm lên 7 tuổi. “Mọi thứ thay đổi khi tôi lên 7, mối quan hệ trong gia đình bắt đầu thay đổi”, Zak chia sẻ.
Zak nói tiếp: “Vài tháng trước khi bị bắt, cha nói cho tôi biết vì sao ông và vài người bạn đã đến một bãi tập bắn ở Long Island để luyện tập. Ông bảo tôi sẽ được đi cùng ông vào sáng hôm sau. Chúng tôi đến bãi tập bắn Calverton, không ai trong chúng tôi biết rằng mình đang bị FBI theo dõi.
Đến lượt tôi, cha giúp tôi giữ khẩu súng trường trên vai và giải thích cách ngắm bắn mục tiêu cách khoảng 30m. Hôm đó, viên đạn cuối cùng mà tôi bắn đã trúng chiếc đèn màu cam nằm trên đỉnh mục tiêu và trong sự kinh ngạc của mọi người. Chú tôi quay sang những người khác, nói bằng tiếng Ả Rập: “Ibn Abuh” (“Cha nào con nấy”). Bọn họ cười vang trước lời nhận xét đó, nhưng phải đến vài năm sau tôi mới hiểu hết ý nghĩa của tiếng cười đó. Họ nghĩ, họ thấy ở tôi sự phá hủy tương tự như ở cha tôi”.
Những người đó cuối cùng cũng bị kết án vì đã đặt một xe tải chở gần 700kg thuốc nổ ở tầng trệt bãi đỗ xe tòa tháp Bắc của trung tâm Thương mại Thế giới, gây nên vụ nổ giết chết 6 người và làm hơn 1.000 người khác bị thương.
Chính vì sự bất ổn suốt thời thơ ấu đó khiến Zak đã không có nhiều cơ hội để kết bạn. Khi bắt đầu kết thân được với ai đó, cũng là lúc Zak gói ghém đồ đạc và chuyển đến nơi khác. Vì luôn là học sinh mới trong lớp, Zak thường xuyên bị bắt nạt.
Zak cho biết: “Tôi cũng thường giấu kín danh tính để tránh bị chú ý. Thế nên hầu hết thời gian, tôi ở nhà, đọc sách, xem TV hoặc chơi điện tử. Vì những lý do đó, tôi thiếu đi những kỹ năng xã hội, nói một cách khác, lớn lên trong một gia đình có đức tin mù quáng, thế giới thực dường như không dành cho tôi. Tôi được dạy để phán xét người khác dựa trên những tiêu chí độc đoán, như chủng tộc hoặc tôn giáo”.
Thức tỉnh lương tri
Nhưng đã có những cuộc gặp gỡ khiến Zak thức tỉnh. Đó là Hội nghị Thanh niên Mỹ ở
Zak chụp cùng cha năm 1991. |
Lần đầu tiên trong đời, Zak vượt qua rào cản mà một người theo đạo Hồi không được phép vượt qua, đó là điều cấm. Zak nhận ra rằng chẳng có sự thù địch tự nhiên nào giữa hai bọn họ. Rồi công việc làm thêm cũng khiến anh có suy nghĩ khác về người đồng tính.
Gần như suốt cuộc đời, Zak được dạy rằng đồng tính là tội lỗi và tất cả người đồng tính đều xấu. Và dần dần Zak nhận ra rằng chủng tộc, tôn giáo hay giới tính của một người hoàn toàn không liên quan gì đến nhân cách của họ.
Zak thích xem chương trình “The Daily show” của diễn viên hài Jon Stewart. “Ông ấy (diễn viên hài Jon Stewart) như một người cha khi tôi cần cha nhất. Cảm hứng thường đến từ những nơi không ngờ tới nhất và sự thật là một diễn viên hài người Do Thái ảnh hưởng tốt đến thế giới quan của tôi nhiều hơn là người cha cực đoan”, Zak chia sẻ.
Zak nói với mẹ về sự thay đổi trong cách nhìn nhận thế giới. “Và, bà nói với tôi một điều mà tôi sẽ luôn nhớ mãi trong tim. Bà nhìn tôi với đôi mắt mệt mỏi của một người từng trải qua quá nhiều giáo lý và nói: “Mẹ quá mệt mỏi vì phải ghét người khác rồi”.
Trong khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng để duy trì lòng thù hận, cần nhiều năng lượng như thế nào. Zak Ebrahim không phải là tên thật của tôi. Tôi đã đổi tên khi gia đình quyết định chấm dứt mọi quan hệ với cha và bắt đầu một cuộc sống mới. Vậy, tại sao tôi lại nói ra câu chuyện của mình và lao đầu vào nguy hiểm?
Rất đơn giản, tôi làm điều này với hy vọng rằng một ngày nào đó, ai đó phải sống chung với bạo lực nghe được câu chuyện này và nhận ra rằng, có một cách khác tốt hơn, dù bị buộc phải tiếp xúc với tư tưởng bạo lực và cố chấp này, tôi đã không trở thành một kẻ cuồng tín.
Thay vào đó, tôi chọn sử dụng kinh nghiệm của mình để đấu tranh với khủng bố và với sự cuồng tin. Tôi làm điều này vì những nạn nhân của khủng bố và người thân của họ, vì những nỗi đau và mất mát mà khủng bố đã gây ra.
Vì những nạn nhân này, tôi sẽ lên tiếng chống lại những hành động vô nghĩa và lên án hành động của cha tôi. Với sự thật đó, tôi đứng đây để minh chứng rằng bạo lực không phải là vốn có trong tôn giáo hay chủng tộc và con trai không cần phải đi theo con đường của cha anh ta. Tôi không phải là cha tôi”, Zak nói.
Thanh Xuân(theo TED, Vice)
Xem thêm video:
[mecloud]EQ3mfdBJ6I[/mecloud]