+Aa-
    Zalo

    Bi kịch nuôi chồng ăn học 6 năm vẫn bị phụ tình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Quả thật sau một ngày vất vả theo chồng, nghe hàng xóm kể, chị như chết lặng khi biết chồng chị là người nhẫn tâm.

    (ĐSPL) - Quả thật sau một ngày vất vả theo chồng, nghe hàng xóm kể, chị như chết lặng khi biết chồng chị là người nhẫn tâm. Anh ta đâu phải học hành gì, hiện chồng chị đã đi làm có công việc ổn định, nhưng vẫn xin tiền vợ hàng tháng.

    Anh chị vốn là bạn học với nhau từ hồi cấp 2, lại chơi thân với nhau nên tình cảm nảy sinh lúc nào chẳng hay. Ngày đó, chị xinh đẹp có tiếng ở vùng, nên anh quyết lấy cho bằng được làm vợ. Chẳng ngờ, vừa qua kỳ thi cuối năm, chị trót dại mang thai. Khi biết chuyện cái thai đã hơn 5 tháng, thế là chị đành nghỉ học "theo chồng bỏ cuộc chơi".

    Bố mẹ chị thương con gái hết mực, nhiều lần bà khóc kêu rằng “Học giỏi, xinh gái nhất nhì trường nay phải ở nhà theo chồng, thế là cánh cửa tương lai gần như khép lại rồi con ơi”. Bà nói vậy không phải không có lý do, cũng bởi gia đình chồng chị thuần nông "quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Từ ngày về làm dâu nhà anh, chị nào đâu được nghỉ ngơi, sinh con được 2 tháng đã phải đội mưa gió ra đồng gieo mạ, cấy lúa.

    Bố mẹ chồng chị cũng đã ngoài 50 do cuộc sống vất vả, thiếu ăn nên gầy gò, ốm yếu. Hiện tại, chị là lao động chính trong nhà. Còn Tú - chồng chị từ ngày vào Đại học, anh đi biệt tăm. Mỗi năm về nhà đúng 2 lần, mỗi lần về cũng vài ba ngày lại lên thành phố. Lẽ ra Tú đã về huyện làm, nhưng do mơ mộng bằng Tiến sĩ nên anh cứ cố ở lại bám trụ, nhường lại cơ hội cho người khác.

    Chị đã khóc rất nhiều, còn mẹ chị không nhịn được nỗi bực tức khi biết con gái bao năm qua đã dốc hết sức lực chăm nuôi cho con người phụ bạc này. (Ảnh minh họa).

    Nhiều người thấy Tú đi biền biệt, cứ rỉ tai nhau rằng "Mày hỏi xem liệu Tú có vợ hai ở trên đó không chứ tao nghe người ta đồn ầm lên kìa". Chị nghe thế nước mắt lưng trào “Chồng cháu nào đâu dám vậy ạ!

    Anh ấy vẫn còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, lấy đâu tiền mà cặp kè với ai”. Nghe chị nói, người ta ai cũng lắc đầu "Đúng là thật quá cũng khổ, mày cứ quần quật như con trâu, còn chồng mày thì như vua vậy…”.

    Chị cũng hiểu điều đó, nhiều hôm soi gương bỗng giật mình mới ngoài 20 mà chị đã tiều tụy không khác gì bà cô 40 tuổi. Tóc bối cao lên nhìn khuôn mặt hốc hác, không chút sức sống. Nhưng giờ chị không làm, ai sẽ thay chị chăm sóc bố mẹ chồng. Mà chị không làm lấy đâu tiền gửi cho chồng hàng tháng?

    Nghĩ tới đây chị lại thở dài, tháng này chồng chị lại gọi điện xin 3 triệu tiền ăn, mà hiện tại chỉ còn vài chục ngàn. Bố mẹ chồng đợt này cũng ốm quá, do không được tẩm bổ đầy đủ. Nghĩ rồi chị lại dắt chiếc xe cà tang sang làng bên hỏi xem có ai thuê việc gì không làm tạm. Cứ thế quanh năm suốt tháng chị hết làm việc nhà, lại làm thuê làm mướn.

    Quanh đi quẩn lại, đến ngày gửi tiền cho chồng. Tháng trước chị đã bán hết tạ lúa mà không đủ tiền cho anh, tháng này chị đành phải bán non đàn lợn trong chuồng. Chính ra nếu không bí, chị đã cố nuôi thêm vài tháng nữa để kiếm ít tiền mua cho bố mẹ chồng mỗi người một bộ quần áo mới.

    Thấy con dâu vất vả, mẹ chồng chị cũng thương lắm. Bà thầm trách thằng con trai không biết nghĩ ‘Học cao làm gì cơ chứ. Con người ta cũng học lấy cái bằng Đại học, giờ về cán bộ này nọ chăm vợ chăm con. Còn thằng Tú cứ học mãi, chẳng biết có nên trò trống gì không đây?’. Nhiều hôm, trốn con dâu bà cũng ra đồng mò con cua con tép ra chợ bán. Nhưng khi con dâu nhìn thấy lại khóc, không cho bà làm gì, nó bảo bà cứ chơi với cháu là được rồi.

    Rồi một hôm, khi chị ra đồng về thằng em con bác từ Hà Nội gọi điện báo tin “Chị ơi, em thấy anh nhà đi với cô nào trẻ đẹp lắm. Tận mắt em chứng kiến, em xin thề là thật”. Nghe lời nói chắc như đinh đóng cột nước mắt chị giàn giụa. Chẳng nhẽ lời người ta đồn là thật sao?

    Đêm hôm đó chị nghĩ rất nhiều, chị xâu chuỗi lại những lần chị bế con lên thăm chồng. Anh ta chỉ cho vợ ở 1-2 ngày rồi tìm cách "đuổi khéo" chị về quê. Phải chăng anh "tằng tịu" cô nào nên muốn đuổi vợ về cho rảnh nợ? Nghĩ chưa thông, sáng hôm sau chị sang nhà mẹ đẻ kể hết sự tình. Mẹ chị vốn thương con, nay biết con bị "phản bội" trắng trợn bà quyết đi cùng nó lên Hà Nội làm cho ra nhẽ.

    Quả thật sau một ngày vất vả theo chồng, nghe hàng xóm kể, chị như chết lặng khi biết chồng chị là người nhẫn tâm. Anh ta đâu phải học hành gì, hiện chồng chị đã đi làm có công việc ổn định, nhưng vẫn xin tiền vợ hàng tháng. Chẳng qua là để "chung chạ" với nhân tình.

    Nói về cô nhân tình của chồng, hiện ả đang làm cho một công ty tư nhân, và cũng là con nhà khá giả. Chắc vì không biết chồng chị đã có gia đình nên cô ta vẫn bám lấy anh như sam. Chị đã khóc rất nhiều, còn mẹ chị không nhịn được nỗi bực tức khi biết con gái bao năm qua đã dốc hết sức lực chăm nuôi cho con người phụ bạc này...

    honganh1209@...

    Theo NĐT

    Xem thêm video Rơi nước mắt với clip về gia đình ngày Tết: 'Lặng'

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-kich-nuoi-chong-an-hoc-6-nam-van-bi-phu-tinh-a88075.html

    "Chúng tôi đã làm hỏng người đàn ông của mình thế nào!"

    (ĐSPL) - “Thưa những người đàn ông đáng kính! Lẽ ra các anh đã có thể trở thành những người đàn ông giỏi giang, tháo vát, chu đáo, tận tâm, và yêu thương gia đình... nếu như không gặp phải những người đàn bà cạn nghĩ như chúng tôi.”

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Chúng tôi đã làm hỏng người đàn ông của mình thế nào!"

    (ĐSPL) - “Thưa những người đàn ông đáng kính! Lẽ ra các anh đã có thể trở thành những người đàn ông giỏi giang, tháo vát, chu đáo, tận tâm, và yêu thương gia đình... nếu như không gặp phải những người đàn bà cạn nghĩ như chúng tôi.”

    Hạnh phúc là gì?

    Hạnh phúc là gì?

    (ĐSPL) - Hạnh phúc là gì? Thật khó để tìm ra định nghĩa về hạnh phúc bởi nó bao hàm rất nhiều cung bậc cảm xúc.