(ĐSPL) - Sau khi bị cưỡng bức, người phụ nữ này đã phải trải qua một nghi lễ kỳ quái mới được trả lại “thanh danh”. Theo đó, cô phải đội đến 40kg đá trên đầu để có thể tiếp tục chung sống với chồng mình.
Tờ Independent đưa tin, sau khi bị cưỡng bức và có thai, người phụ nữ này đã bị tòa án phán quyết không được phá thai mà phải sinh con, sau đó giao cho chính phủ đưa vào trại trẻ mồ côi.
Ngoài ra, để có thể rửa sạch thanh danh, cô phải trải qua nghi lễ thử thách trong một khoảng thời gian không xác định.
Được biết, người phụ nữ này phải đội một khối lượng đá lên đến 40kg trên đầu và giữ thăng bằng chúng trong nhiều giờ liền. Nếu không làm được, cô sẽ bị tuyên bố là đã vấy bẩn và không được sống tiếp cùng chồng.
Ngừơi phụ nữ bị cưỡng bức phải đội 40kg đá trên đầu để "tẩy uế" (Ảnh: India online). |
Cô cũng tiết lộ rằng hiện mình vẫn đang phải sống trong sợ hãi, khi kẻ hiếp dâm đe dọa rằng sẽ giết cô ngay khi được thả khỏi nhà tù.
Nghi lễ mà người phụ nữ này phải trải qua có tên là Agnipariksha, nghĩa là “phép thử lửa”. Được biết, trong văn hóa của người Hindu ở Ấn Độ, Agnipariksha là một phong tục văn hóa rất phổ biến dành cho những người phụ nữ từng bị tấn công tình dục. Họ phải trả qua nghi lễ kỳ quái này để “làm thanh sạch nhân phẩm đã bị hoen ố” của mình.
Trong tiếng Ấn Độ, Agnipariksha có nghĩa là “phép thử của lửa”, bắt nguồn từ sử thi Ramayana. Trong sử thi nổi tiếng này, vợ của Rama là nàng Sita xinh đẹp đã phải bước vào đống lửa để chứng minh tiết hạnh của mình, sau khi bị Quỷ vương bắt cóc.
Nàng Sita trong sử thi Ramayana bước vào lửa để chúng minh sự trong sạch (ảnh minh họa) |
Những năm gần đây, nạn hiếp dâm phụ nữ đã trở thành một “đại dịch”, và theo ước tính của nhà chức trách Ấn Độ, cứ mỗi 22 phút lại có một phụ nữ nước này bị hiếp dâm. Sau vụ một nữ sinh thiệt mạng vì bị hiếp dâm tập thể trên xe bus ở Delhi hồi năm 2012, chính quyền nước này đã áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với tội hiếp dâm, nhưng vẫn chưa thể ngăn cản được “đại dịch” này.
Trong khi loại tội ác này đang ngày càng nghiêm trọng, việc điều trị và đối xử đối với những nạn nhân từ những vụ việc liên quan tại quốc gia này vẫn đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi.
HẠNH VŨ(Tổng hợp)
Video đang được quan tâm:
[mecloud]dGzGlT4C1e[/mecloud]