+Aa-
    Zalo

    Bé tử vong khi vừa ngủ vừa bú bình: Cho bé bú thế nào là đúng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong khi mẹ làm việc nhà, em bé 10 tháng tuổi được cho nằm vừa bú bình vừa ngủ. Tuy nhiên, khi người mẹ trở lại thì con đã tím tái toàn thân và ngưng thở.

    (ĐSPL) - Trong khi mẹ làm việc nhà, em bé 10 tháng tuổi được cho nằm bú bình. Tuy nhiên, khi người mẹ trở lại thì con đã tím tái toàn thân và ngưng thở.

    Báo Infonet dẫn lời BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết: Sáng 17/3, một bé gái 10 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng ngưng thở, ngừng tim. Mặc dù các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bé không qua khỏi.

    Trước đó, bé được mẹ cho vừa nằm vừa bú bình trong khi mẹ làm việc nhà. Vài giờ sau, người mẹ vào đánh thức con dậy để cho ăn thì toàn thân bé đã tím tái.

    Theo BS Nguyễn Thành Nam, nhiều khả năng trẻ bị trào ngược trong khi nằm ngủ. 

    Cha mẹ cần chú ý cho trẻ bú đúng cách để tránh trào ngược dạ dày thực quản. 

    Theo các bác sĩ, có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong những tháng đầu đời do cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, đa số tự khỏi ở thời điểm 1 tuổi.

    Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng chơi đùa, lên cân tốt, bú đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý, sẽ thoái lui dần theo thời gian.

    Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi hoặc trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn, hay bị khò khè kéo dài đáp ứng kém với điều trị, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng là trào ngược bệnh lý. Khi đó cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản?

    - Đối với trẻ bú mẹ: Nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.

    - Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

    - Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

    - Không ép trẻ ăn nhiều, chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ.

    - Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên chăm sóc, theo dõi trẻ chu đáo không nên để trẻ ngủ một mình, cho trẻ nằm tư thế đầu cao hơn người 30 độ.

    - Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả. Việc sử dụng thuốc gì và dùng như thế nào cần có ý kiến của nhân viên y tế.

    Linh An (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-tu-vong-khi-vua-ngu-vua-bu-binh-cho-be-bu-the-nao-la-dung-a87747.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan