+Aa-
    Zalo

    “Bể bơi dùng nhiều hoá chất có thể gây ngộ độc”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) -“Bể bơi nếu dùng hoá chất quá liều lượng, nồng độ Clo không điều khiển, bão hoà được trong nước sẽ gây cho người bơi có cảm giác nhức đầu, mẩn ngứa, khó thở, thậm

    (ĐSPL) -“Bể bơi nếu dùng hoá chất quá liều lượng, nồng độ Clo bão hoà được trong nước sẽ gây cho người bơi có cảm giác nhức đầu, mẩn ngứa, khó thở, thậm chí là bị ngộ độc”, PGS. TS Hoàng Mạnh Hùng cho biết.
    Theo PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an). Nhìn vào những hình ảnh, clip mà báo Đời sống và Pháp luật đã phản ảnh thì nhân viên của Trung tâm Thể dục thể thao quận Cầu Giấy dùng cả một thùng hoá chất rắc xuống bể bơi là chưa đúng tiêu chuẩn, không thể định lượng được.
    “Bể bơi dùng nhiều hoá chất …có thể gây ngộ độc”
    PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng.
    TS. Hùng cho biết, việc bể bơi dùng hoá chất để làm trong và sạch nước là phù hợp với phương pháp khoa học quốc tế. Các nước Châu Âu và các nước hiện đại đều dùng và hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên việc dùng hoá chất, clohydric để xử lý nước trong bể bơi cần phải đúng tỷ lệ và đúng quy định, đúng chỉ tiêu về y tế, hoá học.
    "Phải căn cứ vào trong bê đó bao nhiêu mét khối thì cần bao nhiêu lượng hoá chất, nếu dùng quá liều lượng quy định, chất giải phóng là clohydric sẽ gây nhiễm độc cho người bơi. Do vậy, mùa hè đến, nhu cầu của người tham gia bơi rất lớn, vấn đề kiểm tra chỉ tiêu về hoá học, độ trong cần phải thường xuyên và sát sao để tránh những điều không không hay xảy ra", TS. Hùng nói.
    “Bể bơi dùng nhiều hoá chất …có thể gây ngộ độc”
    “Cận cảnh bể bơi trong Trung trâm Thể dục thể thao quận Cầu Giấy sau khi đã sử dụng hoá chất clohydric

    “Trong mùa hè, cần phải kiểm tra thường xuyên, kiểm tra nhiều lần, có thể đầu hè, có thể cuối hè hoặc giữa hè, không nên kiểm tra định kỳ mà phải kiểm tra bất chợt để phản ánh khách quan và có biện pháp xử lý đối với những bể bơi làm không đúng với quy định. Mức độ phù hợp không gây hại có thể từ 0.3 – 3 triệu ppm. Nếu vượt quá con số này, nguồn nước sẽ bốc mùi hắc”. TS. Hùng nhấn mạnh.
    Có một thực tế, để tiết kiệm chi phí và công sức, một số bể bơi hiện nay thường không thay nước mà sử dụng phương pháp dùng hoá chất để làm trong nước. Tuy nhiên nếu nước để lâu quá không được thay, dù có lọc, có vệ sinh sạch sẽ thì vẫn còn những hạt tiểu phân, tảo thực vật lơ lửng trong nước. Vì thế các bể bơi cần phải thiết kế thêm một bể lọc con để duy trì trạng thái xử lý nguồn nước khi cần thiết.
    Theo TS. Hùng, việc người dân lo ngại hoàn toàn có lý, vấn đề này, Sở Y tế cần phải quy định chặt chẽ, thời gian bao lâu phải thay nước, lọc cặn, (bụi, tảo, đất, cát...). Việc kiểm tra cũng phải tiến hành thường xuyên, nếu để một năm một lần thì không thể đảm bảo.
    Nếu nước trong bể bơi đục, ngoài chuyện lọc sạch bể, người ta sẽ dùng hoá chất làm trong lại. Những hoá chất này là cần thiết nhưng sau khi sử dụng phải kiểm tra nồng độ PH (\%) trước khi đưa vào sử dụng ( PH là không axit, không kiềm ). Nếu lượng axit và lượng kiềm quá lớn sẽ làm tăng nồng độ PH và gây ngộ độc, hỏng da cho người bơi.
    ĐỖ VIỆT
    Xem thêm clip: Toàn cảnh biển Đông sau 22 ngày Trung Quốc đặt giàn khoan 981
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-boi-dung-nhieu-hoa-chat-co-the-gay-ngo-doc-a34058.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan