+Aa-
    Zalo

    Bé 8 tháng tuổi lên cơn sốt rồi qua đời, mẹ biết nguyên nhân liền cho giúp việc cú tát “trời giáng”

    (ĐS&PL) - Dù đã được nhắc nhở, nữ giúp việc vẫn liên tục lặp lại hành động này, cuối cùng khiến bé gái 8 tháng tuổi qua đời thương tâm.

    Theo trang Sohu, thấy con gái Jin Jin đủ 6 tháng tuổi, chị Tiểu Xuân ở Quảng Châu (Trung Quốc) muốn đi làm lại. Thế nhưng, ông bà hai bên đều không thể giúp trông cháu. Không còn cách nào khác, chị Tiểu Xuân đành thuê giúp việc đến trông con để có thể yên tâm đi làm.

    Khi Jin Jin được 8 tháng tuổi, chị Tiểu Xuân bắt đầu cho con ăn dặm. Biết nữ giúp việc có thói quen nhai thức ăn rồi mới bón cho Jin Jin, chị Tiểu Xuân nhiều lần góp ý và nhắc nhở. Tuy nhiên, giúp việc vẫn “chứng nào tật nấy”, không chịu bỏ thói xấu.

    Một buổi sáng nọ, giúp việc phát hiện Jin Jin bị sốt nên đã cho cô bé uống thuốc rồi đi nấu cơm. Tuy nhiên, vài tiếng trôi qua, bé gái sốt càng cao hơn, người nổi nhiều mụn nước. Nữ giúp việc hốt hoảng gọi điện báo cho chị Tiểu Xuân.

    Dù nhanh chóng được đưa đến bệnh viện và được bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bé gái vẫn không qua khỏi. Bác sĩ cho biết Jin Jin bị nhiễm virus herpes lây qua đường miệng, nguyên nhân là do cô giúp việc bị loét miệng nhưng vẫn thường xuyên nhai thức ăn cho đứa trẻ ăn. Cách chăm sóc sai lầm đó đã hại chết bé gái 8 tháng tuổi.

    Nghe bác sĩ nói, chị Tiểu Xuân không giữ nổi bình tĩnh, lao đến tát cho nữ giúp việc một cái thật mạnh. Cô giúp việc không khỏi hoang mang và lo sợ, khóc lóc van xin chị Tiểu Xuân không kiện mình.

    be 8 thang tuoi len con sot roi qua doi me biet nguyen nhan lien cho giup viec cu tat troi giang
    Người mẹ khóc ngất, không giữ nổi bình tĩnh khi nhận tin con gái 8 tháng tuổi qua đời. Ảnh minh họa

    Câu chuyện xảy đến với bé Jin Jin là bài học cảnh tỉnh các cha mẹ, ông bà trong việc chăm sóc trẻ. Nhiều người có thói quen nhai mớm cơm cho trẻ mà không biết hành động này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh hay gặp có thể lây khi người lớn nhai mớm cơm cho trẻ:

    Bệnh viêm gan

    Virus viêm gan A và E có thể lây lan qua đường tiêu hóa. Virus viêm gan A tồn tại trong nước bọt, nước tiểu của người mắc bệnh. Khi người bệnh nhai mớm cơm, thức ăn cho trẻ, nước bọt của họ có thể lây virus cho bé.

    Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện bệnh như vàng da, vàng mắt, sốt, người mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, kèm theo ngứa toàn thân.

    Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu

    Vi khuẩn não mô cầu khu trú ở vùng mũi, họng của người, khi nhai mớm cơm cho trẻ sẽ vô tình khiến vi khuẩn lây qua đường nước bọt. Vi khuẩn não mô cầu sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan như gây viêm đường hô hấp, viêm màng não...

    Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lý nguy hiểm, xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong là 5-15%.

    Nhiễm vi khuẩn HP

    Vi khuẩn HP (helicobacter pylori) là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể lây qua đường tiêu hóa (miệng – miệng), khi người bình thường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người mang vi khuẩn.

    Trẻ nhiễm vi khuẩn HP có thể bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ra các triệu chứng như đau vùng trên rốn, đau có thể lan ra sau lưng và liên quan đến chế độ ăn, thời tiết; kèm theo rối loạn tiêu hóa(buồn nôn, nôn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua...); mệt mỏi...

    Bệnh có khả năng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu mạn tính, hẹp môn vị, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

    Nguyên nhân gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (còn gọi là bệnh mononucleosis) chủ yếu do virus Epstein-Barr (EBV). Loại virus này khu trú ở vùng hầu họng của người và có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt.

    Bệnh nhân nhiễm virus sẽ ủ bệnh trong khoảng 4 – 6 tuần, sau đó xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh cảm cúm như phát sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau người, viêm họng, nổi hạch, có trường hợp không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

    Bệnh này thường không nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ gây ra một số biến chứng như viêm gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương...

    Nhai mớm cơm cho trẻ thực sự là một thói quen không tốt, có hại cho sức khỏe của trẻ, vô tình lây cho trẻ những vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm mà không hề hay biết. Cha mẹ và người chăm sóc tốt nhất nên chết biến các dạng thức ăn phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ dễ dàng trong việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng, bên cạnh đó bỏ ngay thói quen nhai mớm thức ăn cho bé.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-8-thang-tuoi-len-con-sot-roi-qua-doi-me-biet-nguyen-nhan-lien-cho-giup-viec-cu-tat-troi-giang-a518928.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan