Đã có đại gia đến trả 100 cây vàng nhưng ông Lộc vẫn kiên quyết không bán báu vật Kỳ lân bảo thạch của mình vì muốn hoàn thiện cây và có ý giữ lại chơi.
|
Giới chơi cây cảnh miền Bắc thường nhắc đến một “báu vật ẩn mình”- sanh cổ ở Thanh Trì (Hà Nội). Sở dĩ gọi đây là "báu vật ẩn mình" vì chưa tham gia bất kỳ một cuộc triển lãm cây cảnh nào. Mặc dù vậy, tên tuổi của cây không còn xa lạ với cộng đồng yêu sinh vật cảnh. |
|
Được biết cây sanh cổ nói trên có tên là Kỳ lân bảo thạch, thuộc sở hữu của ông Phạm Lân, xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cái tên bắt nguồn từ việc sanh cổ đã có tuổi đời vài trăm năm tuổi, toàn bộ rễ "hóa thạch" ôm trọn những phiến đá cổ. |
|
Ông Lân chia sẻ: 'Đây là cây sanh cổ có tuổi đời gần 500 năm, khoảng 3 năm nữa hoàn thành bông tán, lúc đó mới mang đi triển lãm. Đã có đại gia đến trả 100 cây vàng nhưng tôi chưa bán, họ đến vài lần thuyết phục nhưng tôi muốn hoàn thiện cây và có ý giữ lại chơi". |
|
Cây sanh được ông Lân mua ở miền Nam sau thời kỳ sốt giá (năm 2010), thời điểm mua cây được giá rẻ. Sau gần 10 năm chăm sóc, tạo tác, cây sanh trở thành tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất cao. |
|
Thân cốt giữ nguyên từ thời xưa cũng như tay cành được làm theo lối chơi của người Tràng An, tức là cứ 25cm lại đảo cung, cắt giật một lần, từ trong ra ngoài 5 lần cắt giật. Từ rễ đến thân nổi một màu đồng rất đẹp khi tưới nước vào, cây nổi u cục từ da rất tự nhiên, các rễ lớn trườn từ gốc lễ ngọn, đan xen vào nhau tạo nên những hốc, hang lớn rất kì dị. |
|
Cây được ký trên đá xanh trơn lũa hình cụ rùa, nghệ nhân phải tốn khá nhiều thời gian và công sức mới hoàn thành. Theo chủ nhân của sanh cổ Kỳ lân mộc thạch, riêng tiền ký đá, làm chậu, tạo tác cành đã mất khoảng 100 triệu đồng. |
Bạch Hiền (t/h)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-vat-ky-lan-bao-thach-hiem-co-kho-tim-dai-gia-tra-100-cay-vang-nhung-chu-nhan-van-kien-quyet-khong-ban-a336606.html