+Aa-
    Zalo

    Bầu Kiên đề nghị HĐXX tôn trọng phát biểu của mình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hôm nay (21/5), ngày làm việc thứ 2 phiên toà xét xử bầu Kiên. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị HĐXX tôn trọng phát biểu của mình.

    (ĐSPL) - Hôm nay (21/5), ngày làm việc thứ 2 phiên toà xét xử bầu Kiên. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị HĐXX tôn trọng phát biểu của mình.
    Clip:  Tóm tắt phiên sơ thẩm xét xử bầu Kiên và đồng phạm ngày thứ nhất (20/05)
    Như báo Đời sống và Pháp luật đã đưa tin tức ngày làm việc thứ nhất phiên toà sơ thẩm xét xử bầu Kiên và đồng phạm, buổi chiều làm việc hôm qua (20/5), HĐXX công bố cáo trạng, thời gian còn lại thẩm vấn 1 số bị cáo. Các bị cáo này đều kêu oan. 
     Bầu Kiên đang trình bày trước toà.

    11h: Toà nghỉ

    10h20: Kết thúc phần xét hỏi về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HĐXX chuyển sang xét hỏi về hành vi Kinh doanh trái phép.

    Theo VKS, đối với Kinh doanh trái phép, từ ngày 15/5- 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đã tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng.

    - Hành vi kinh doanh trái pháp luật, bị cáo có 6 công ty ....

    Trong 6 công ty này tôi là đại diện pháp luật của 5 công ty, còn công ty Thiên Nam thì là chủ tịch HĐQT. 
    Chúng tôi hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Nội dung chi tiết của từng giấy phép kinh doanh tôi không nhớ chính xác. 

    Bị cáo trình bày kinh doanh của công ty B&B, công ty có ký hợp đồng với với tập đoàn Á Châu, công ty có nhiều hoạt đồng tham gia vào các doanh nghiệp khác

    -  Tất cả các số liệu trong cáo trạng của 6 công ty trong cáo trạng, bị cáo có đồng ý không?

    Trong cáo trạng có 2 phần: Phần số liệu tôi đồng ý, còn phần hành vi tôi không đồng ý. Giấy phép kinh doanh Thiên Nam kinh doanh rất nhiều lĩnh vực. Những gì pháp luật cho phép thì công ty làm.

    - Trong 6 công ty này, bị cáo hoạt động về kinh doanh tài chính, bị cáo nghĩ sao?

    Cáo trạng ghi sai, không đúng với bản chất hoạt động của công ty (Lúc này, bầu Kiên viện dẫn bằng các văn bản Pháp luật, các điều luật)

    Trong việc kinh doanh vàng tài công ty Thiên Nam. Công ty Thiên Nam không kinh doanh vàng. Không có văn bản nào thể hiện công ty Thiên Nam kinh doanh vàng. Bị cáo không kinh doanh, chỉ kinh doanh vàng trạng thái.

    Tôi nhấn mạnh, chỉ đầu tư vào giá vàng chứ không kinh doanh

    - Tòa nhắc lại: Bị cáo Kiên, Công ty Thiên Nam có được kinh doanh vàng hay không?
    Công ty không có chức năng kinh doanh vàng. Công ty chỉ có 2 hợp đồng chuyển giao trạng thái vàng và ủy thác vàng với Ngân hàng ACB. Công ty Thiên Nam đầu tư vào giá vàng, chứ không kinh doanh vàng hay kinh doanh vàng trạng thái.
    Công ty Thiên Nam do ông Lê Quang Trung làm Tổng Giám đốc. Ông Trung có thẩm quyền trong việc thẩm định và ký hợp đồng với Ngân hàng ACB. Tôi không thực hiện các lệnh mua bán vàng. Các lệnh mua bán vàng phải thực hiện bằng văn bản. Công ty Thiên Nam không thực hiện mua vàng. Chúng tôi chỉ đầu tư vào giá vàng chứ không mua bán vàng trạng thái

    Kiên dẫn chứng: “Trong các phiếu lệnh không có bất kỳ chữ nào mua và bán vàng”.

    9h30: Toà tiếp tục làm việc với phần thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên

    - Nguyễn Đức Kiên cho biết, bị cáo và ông Trần Đình Long và một số thành viên thuộc Tập đoàn Thép Hòa Phát là bạn lâu năm.
    HĐXX yêu cầu Nguyễn Đức Kiên trả lời ngắn gọn
    Bầu Kiên dẫn chứng các văn bản phát luật và đề nghị Hội đồng xét xử tôn trọng.

    Bầu Kiên nói, kế toán trưởng Nguyễn Hải Yến là người liên hệ với tập đoàn Hòa Phát để tập đoàn này phát hành cổ phiếu và ký xác nhận với ACBS.

    Tòa hỏi bị cáo Yến, ông Long biết hay không việc số cổ phiếu bị thế chấp?
    Bị cáo Yến trả lời : Không biết

    Khi HĐXX hỏi về cuộc họp HĐQT tại Công ty ACBI để lấy chủ trương chuyển nhượng cổ phiếu cho Công ty TNHH Một Thành viên Thép Hòa Phát, bị cáo Kiên khai: “Chúng tôi có họp HĐQT của Công ty ACBI. Tôi là người chỉ đạo họp. Họp công ty bằng việc lấy ý kiến bằng văn bản theo nghị quyết của Công ty và luật doanh nghiệp”.

    Bị cáo Kiên: - Tôi đề nghị hội đồng xét xử cho tôi nói 2 câu: Tôi không đàm phán hợp đồng với bất kỳ ai ở công ty TNHH thép Hòa Phát.
    Tôi không yêu cầu công ty Thép Hòa Phát chuyển tiền.
    Khi công ty HOà Phát chuyển tiền cho tôi, tôi đang ở nước ngoài
    Cô Yến có nhắn tin cho tôi: Đã nhận được tiền, chi tiêu các khoản tài chính của công ty

    - Tại sao không yêu cầu trả lại tiền?
    Tôi không biết công ty ACB đã giải chấp hay không?

    Công ty Hòa Phát không chuyển tiền cho cá nhân tôi. Tôi không chỉ đạo việc xử lý khoản tiền này. Anh Thanh ( Trần Ngọc Thanh, SN 1952, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội - PV) không thể nhận tiền nếu chưa có ý kiến của tôi nhưng họ đã nhận được ý kiến của tôi trước khi nhận được tiền, còn lúc chi tiền thì không có ý kiến của tôi.

    Việc chi tiền sau khi nhận được tiền là được thực hiện theo bút phê của tôi trước khi tôi đi nước ngoài. Đề nghị chuyển tiền vào tài khoản của tôi, tôi đã ký trước không ghi ngày và yêu cầu cô Hoa, kế toán của công ty BĐS ACB quản lý số tiền này.

    Tôi yêu cầu HĐXX làm rõ vấn đề này.

    9h20: Toà tạm nghỉ

    8h50: HĐXX tiến hành xác minh thêm một số thông tin liên quan đến mối quan hệ giữa bầu Kiên và Tập đoàn Hòa Phát. 

    Chủ tịch  HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát - Ông Trần Đình Long cho biết: Quen với bị cáo Kiên từ năm 2001. Đồng thời, đại diện Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát khẳng định, khi ký hợp đồng chuyển nhượng, họ không biết 20 triệu cổ phiếu này đang bị thế chấp. Mặt khác, dù đã chuyển tiền nhưng họ vẫn không nhận được số cổ phiếu này. Cho rằng trong việc chuyển nhượng số cố phiếu này có dấu hiệu vi phạm hình sự, công ty này đã làm đơn lên cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ sự việc này.

     Ông Trần Đình Long, Đại diện Tập đoàn Hoà Phát phát biểu trước toà.
    8h20: HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội).
    -Bị cáo có biết số cổ phiếu này đã bị thế chấp ở nơi khác?
    Đại diện của Công ty TNHH Thép Hòa Phát xác nhận việc chuyển tiền 3 lần vào tài khoản của ACBI mà không biết số cổ phiếu này đã bị thế chấp ở nơi khác. Theo hợp đồng, sau khi bên Hòa Phát giao tiền thì ACBI phải chuyển cổ phiếu. Sau đó, khi biết có việc lừa đảo, ngày 5/9/2012 và 5/11/2012, công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát đã có đơn lên cơ quan điều tra. Đến bây giờ, hợp đồng không thực hiện được, ACBI đã chuyển lại 264 tỷ cho công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát.
    Tại tòa bị cáo Yến khai, trước khi bán 20 triệu cổ phần ông Kiên đã chỉ đạo cho bị cáo lập khống quyết định của HĐQT và biên bản họp HĐQT để Kiên, Thanh và bị cáo cùng ký vào, thể hiện các thành viên HĐQT đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát đang được thế chấp trong ngân hàng ACB.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-kien-de-nghi-hdxx-ton-trong-phat-bieu-cua-minh-a33732.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan