+Aa-
    Zalo

    Cấp dưới "tố" mọi việc làm theo chỉ đạo của bầu Kiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - 2 giờ chiều nay (20/5), TANDTP. Hà Nội tiếp tục phiên toà sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các đồng phạm. Các bị cáo đều nhất mực kêu oan.

    (ĐSPL) - 2 giờ chiều nay (20/5), TANDTP. Hà Nội tiếp tục phiên toà sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các đồng phạm. Các bị cáo đều nhất mực kêu oan.
    Clip: Bầu Kiên nêu yêu cầu của mình trước Hội đồng xét xử

    17 h 35: Ngày xét xử đầu tiên kết thúc. Ngày mai phiên toà tiếp tục.

    Thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội).

    Vụ bầu Kiên: Các bị cáo một mực kêu oan
    Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến.

    - Bị cáo cho biết làm chức vụ gì?

    Năm 2007, bị cáo về ACBI (Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội - PV). Nhiệm vụ của kế toán trưởng là chỉ đạo hạch toán, kế toán. Ngoài việc đảm nhiệm kế toán trưởng, thỉnh thoảng ông Kiên còn yêu cầu tôi soạn biên bản
    - Biên bản họp HĐQT ngày 5/5 là ai chỉ đạo?

    Tôi soạn theo sự chỉ đạo của ông Kiên. Theo quan điểm của tôi, việc họp HĐQT có thể qua nhiều hình thức, tôi tin rằng khi chủ tịch đặt bút ký thì biên bản này là chủ trương của 3 người trong HĐQT.

    - Ngày 21/5/2012, Công ty ACBI Hà Nội ký hợp đồng với Cty Cổ phần Thép Hoà Phát, bị cáo có biết không?

    Đây không thuộc nghĩa vụ và quyền hạn của bị cáo.

    - Sao bị cáo Thanh nói là bị cáo Yến là người tham mưu?
    Chưa có văn bản nào thể hiện bị cáo tham mưu cho HĐQT

    Tòa thẩm vấn bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1952, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)

    - Bị cáo ghi vào kết luận điều tra như thế nào?
    Tôi chưa xem và sẽ có ý kiến sau. Đến ngày 14/8, tôi làm 2 đơn xin cứu xét gửi CQĐT và VKSND Tối cao.

    - Ngày nào bị cáo được tống đạt cáo trạng?
    3 lần ạ.

    - Khi nhận cáo trạng bị cáo có được đọc không?
    Không ạ.

    - Bị cáo có ký không?
    Có ạ. Lúc đó là gần hết giờ buổi chiều nên bị cáo không kịp ghi gì.

    - Bị cáo làm cho Cty ACBI đúng không?
    Tháng 4/2006, tôi chuyển về ngân hàng ACB. Tháng 3/2008, tôi kiêm nhiệm giám đốc Cty cổ phần đầu tư ACBI.

    - Quyền hạn của bị cáo?
    Tôi là giám đốc Cty và toàn bộ hoạt động tài chính, các hoạt động có liên quan là do người khác chuyển cho tôi ký.

    - Theo chức năng điều lệ của Cty thì bị cáo có nhiệm vụ gì?
    Phân công trách nhiệm chưa rõ ràng.

    - Ai là người có quyền hạn cao nhất trong Cty?
    Là ông Nguyễn Đức Kiên. Thường có những cuộc họp HĐQT, lấy ý kiến HĐQT theo văn bản. Từ 3 đến 6 tháng họp một lần.

    - Phương thức hoạt động của HĐQT như thế nào?
    Đúng điều lệ là quyết định theo đa số, nhưng ông chủ tịch HĐQT chiếm đa số ý kiến luôn. Chúng tôi rất tôn trọng ý kiến của chủ tịch HĐQT.

    - Cty ACBI chiếm bao nhiêu cổ phần của Thép Hòa Phát?
    24 triệu cổ phiếu ạ. Chiếm cổ phần là rất nhỏ.

    - Đến khi nào Cty ACBI thế chấp?
    Chủ tịch HĐTQ giao cho kế toán làm việc với ngân hàng.

    - Trong Cty của bị cáo, ai là người thế chấp cổ phần?
    Tôi cũng không nắm được.

    - Bị cáo khai rõ thủ tục thế chấp, ngân hàng phải có trách nhiệm gì và Cty ACBI có trách nhiệm gì?
    Chúng tôi phải được sự đồng ý làm thủ tục của ngân hàng và Cty ACBI, có tài sản khác bằng giá trị cổ phiếu thì mới được thế chấp.

    - Việc thế chấp để làm gì?
    Để đảm bảo việc phát hành trái phiếu 5 năm của ACBI.

    - Cổ phiếu đang thế chấp có phải được sự đồng ý của ACB không?
    Có ạ. Việc đàm phán với Cty Thép Hòa Phát tôi không được đàm phán.

    - Trong quy trình ký kết hợp đồng, ai là người ký hợp đồng này?
    Hợp đồng chuyển nhượng là tôi ký. Tôi không được nghiên cứu trước. Việc chủ trương và thỏa thuận với Hòa Phát là do chủ tịch Cty đàm phán.

    Vì vậy nên ngày hôm nay tôi mới đứng trước vành móng ngựa

    - Trong hợp đồng chuyển nhượng. Bên A là công ty ACB Hà Nội, bên B là CTCP thép Hòa Phát. Nội dung bán 20 triệu cổ phần đang bị thế chấp tại 1 đơn vị khác. Bên B đã chuyển nhượng đầy đủ cho bên A và bên A nhận được tiền. Bị cáo nghĩ sao khi ký hợp đồng?

    Tôi cho rằng mọi thủ tục đã xong, kế toán trưởng mới chuyển cho tôi

    - Tại sao bản thân bị cáo khai ở cơ quan điều tra là bị cáo biết là sai pháp luật?

    Khi bị cáo ký thì ý thức thấy không sai pháp luật, Chủ tịch HĐQT cũng không nói là sai pháp luật. Đây hoàn toàn là do Chủ tịch HĐQT chỉ đạo. Đáng lẽ khi ký vào tôi phải xem xét kỹ hơn.

    - Theo lời khai của bị cáo, tòa tóm tắt lại: Bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của NĐK, bị cáo có đọc hợp đồng nhưng không rõ đã thế chấp hoặc bán cho ai. Việc chi tiêu của chủ tịch, bị cáo có biết ko?
    Bị cáo làm theo sự chỉ đạo thôi ạ. Tôi cho rằng hợp đồng này đầy đủ các quy trình
    - Bị cáo thấy mình sai khi ký đã không kiểm tra các thủ tục đã đầy đủ chưa? Trong khi chưa nhận được thông tin, mà bị cáo đã ký thì có thấy sai không?

    Dạ có ạ.

    16h30: Tòa thẩm vấn hành vi lừa đảo chiếm đoạt của các bị cáo, cách ly bị cáo Kiên để thẩm vấn.

    16h25': Toà nghỉ giải lao
    Trong phiên tòa, Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đều một mực kêu oan, chưa đúng người, đúng tội.
    Bị cáo Kiên phát biểu: “Tôi bị truy tố vì 4 tội danh. Tôi cho rằng toàn bộ cáo trạng của VKS TAND tối cao đều không chính xác, không đúng pháp luật.”
    Các bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đều cho rằng mình bị truy tố vì tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng là không chính xác, không thỏa đáng.
    Bị cáo Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến cũng cho rằng việc quy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với mình là chưa chính xác.
    2h12: Đại diện VKS công bố bản cáo trạng do Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho tòa Hà Nội
     Bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
    Theo cáo trạng, từ 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, ông Kiên đã thông qua 6 công ty do mình làm chủ tịch gồm: Công ty Cổ phần phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam, Công ty cổ phần đầu tư Thương mại B&B, Công ty cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư Á Châu và công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội, kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, vàng với tổng số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng. Với hành vi này, bầu Kiên bị truy tố tội "Kinh doanh trái phép" theo Khoản 2 điều 159 BLHS 
    Năm 2009, công ty B&B của "bầu" Kiên kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB, thu được lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng. Lợi dụng chính sách của Nhà nước về miễn thuế thu nhập cá nhân, ông Kiên đã chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế khoảng 25 tỷ đồng. Với hành vi này, bầu Kiên bị truy tố tội " Trốn thuế" theo Khoản 3 điều 161 BLHS.
    Với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, "bầu" Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản, quyết định bán 20 triệu cổ phần công ty Thép Hòa Phát (do ACBI sở hữu) để cung cấp cho công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát. Việc làm này nhằm tạo lòng tin để ký hợp đồng mua cổ phần của công ty ACBI, chiếm đoạt 264 tỷ đồng trong khi số cổ phiếu này công ty ACBI đang thế chấp cho ngân hàng ACB.
    Đây là hành vi gian dối để ông Nguyễn Đức Kiên chiếm đoạt tiền của công ty CP TNHH MTV Thép Hòa Phát. Với hành vi này, "bầu" Kiên đã bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 điều 139 BLHS.
    Từ ngày 22/3/2010, ngân hàng ACB và ông Nguyễn Đức Kiên có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. 
    Từ 27/6/2011 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc ngân hàng Á Châu) đã chỉ đạo ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbanhk. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) chiếm đoạt. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải.
    Viện kiểm sát còn phát hiện trong thời gian nắm vai trò quan trọng tại ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên cùng các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Lý Xuân Hải đã thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu ACB gây thiệt hại gần 690 tỷ đồng. 
    Với hành vi này, bầu Kiên bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Khoản 3 điều 165 BLHS. 
    Các ông này bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự vì gây thiệt hại cho ngân hàng ACB hơn 1.400 tỷ đồng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cap-duoi-to-moi-viec-lam-theo-chi-dao-cua-bau-kien-a33669.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan