+Aa-
    Zalo

    Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022: Những lý do khiến "làn sóng đỏ" không xảy ra

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khác với dự đoán ban đầu, đảng Cộng hòa đã không thể tạo ra một "làn sóng đỏ" trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022.

    Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022: Những lý do khiến "làn sóng đỏ" không xảy ra

    Minh Hạnh

    Khác với dự đoán ban đầu, đảng Cộng hòa đã không thể tạo ra một "làn sóng đỏ" trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022.

    Khi cặp đôi Michele và Matthew Nielsen đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022, vấn đề lạm phát và kinh tế không phải mối bận tâm hàng đầu của họ. Thay vào đó, những gì họ mong muốn là bảo đảm quyền phá thai của phụ nữ và ngăn những ứng viên đảng Cộng hòa thân thiết với cựu Tổng thống Donald Trump.

    Chia sẻ với hãng tin Reuters bên ngoài điểm bỏ phiếu ở Alpharetta, bang Georgia (Mỹ), anh Matthew Nielsen (33 tuổi) cho biết: "Nếu ai đó muốn tôi bầu cho đảng Cộng hòa, điều đó cũng được thôi nhưng họ nên tránh nhắc tới các vấn đề như quyền phá thai và cựu Tổng thống Donald Trump".

    Trước đây, 2 vợ chồng nhà Nielsen từng bỏ phiếu bầu cho các ứng viên của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong cuộc bầu cử năm nay, họ đã dành sự ủng hộ cho Thượng nghị sĩ đương nhiệm của đảng Dân chủ - ông Raphael Warnock.

    Những lo ngại của họ cũng giống với hàng triệu cử tri khác ủng hộ đảng Dân chủ. Chính những cử tri này đã giúp đảng Dân chủ có một đêm bầu cử đáng kinh ngạc và ngăn chặn một "làn sóng đỏ" của đảng Cộng hòa như những gì được dự đoán trước đây.

    Đến ngày 9/11 (giờ địa phương), "làn sóng" trong dự kiến chỉ là một cơn "gợn sóng". Đảng Cộng hòa vẫn đang trên đà kiểm soát Hạ viện nhưng cách biệt có thể thu hẹp rất nhiều so với dự đoán từ trước. Trong khi đó, vẫn chưa đảng nào có thể giành quyền kiểm soát Thượng viện. 

    Theo các cuộc thăm dò, lạm phát vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cử tri nhưng bên cạnh đó, quyền phá thai cũng không kém phần quan trọng. Đảng Dân chủ cũng phải bất ngờ với điều này.

    Trước đây, đảng Dân chủ từng cho rằng vấn đề kinh tế và lạm phát vượt trội hơn bất kỳ vấn đề nào khác, bao gồm cả quyền phá thai. Họ đã thúc giục các ứng viên tập trung vào vấn đề lạm phát. Ngay cả Nhà Trắng cũng từng lo ngại rằng trong những ngày sát bầu cử, họ đã dành hơi nhiều thời gian nói về quyền phá thai. 

    Bên cạnh quyền phá thai, một số cử tri của Reuters cũng bày tỏ mối bận tâm về vị trí của cựu Tổng thống Donald Trump trong đảng Cộng hòa. Theo kết quả cuộc thăm dò của Reuters, có tới 58% người được hỏi không có cảm tình với cựu tổng thống, trong khi đó những người ủng hộ ông chỉ khoảng 39%.

    Quyền phá thai trên lá phiếu

    Khi Tòa án Tối cao đảo ngược quyền phá thai lâu đời của Mỹ, điều này đã củng cố vị thế của đảng Dân chủ. Theo đó, có nhiều cử tri, bao gồm cả cử tri độc lập, đăng ký bỏ phiếu và ngả về phía đảng của Tổng thống Biden.

    Ông Jared Leopold, chính trị gia đảng Dân chủ từng làm việc ở cả cấp Thượng viện và thống đốc, chia sẻ: "Bầu cử giữa nhiệm kỳ thường cho thấy đảng nào khiến người dân không hài lòng hơn, đó là lý do vì sao đảng của tổng thống thường để thua trong cuộc bầu cử này. Tuy nhiên, vấn đề quyền phá thai đã làm thay đổi điều này".

    Những cử tri độc lập, người thường không bỏ phiếu cho đảng nắm quyền trong cuộc đua giữa nhiệm kỳ, hiện đang ngả về phía đảng Dân chủ với cách biệt mong manh so với đảng Cộng hòa 49%-47%. Sự thay đổi này được tạo ra bởi những nữ cử tri độc lập.

    Nhìn chung, khoảng 31% cử tri nói rằng lạm phát là mối bận tâm hàng đầu của họ và 27% nhận định quyền phá thai là vấn đề lớn nhất cần giải quyết hiện nay. Trong khi đó, 2 vấn đề còn lại là tội phạm và biên giới chỉ chiếm khoảng 1/10 số phiếu bình chọn.

    Tuy nhiên, đối với các cử tri nữ, vấn đề quyền phá thai là vấn đề được quan tâm nhiều hơn, cao hơn 5% so với lạm phát. Tỷ lệ cử tri nữ nghiêng về đảng Dân chủ là 53%, so với 45% của đảng Cộng hòa. Đây được đánh giá là cách biệt nhỏ hơn so với lợi thế 15% điểm mà Tổng thống Biden từng giành được trong cuộc đua với cựu Tổng thống Trump. Dù vậy, sự ủng hộ của các cử tri nữ có thể sẽ giúp đảng Dân chỉ tránh những tổn thất lớn trong cuộc bầu cử năm nay.

    Công ty dữ liệu Dân chủ TargetSmart đã theo dõi tỷ lệ cử tri đăng ký mới sau phán quyết về quyền phá thai. Theo đó, ông Tom Bonier, giám đốc điều hành của công ty, chỉ ra tỷ lệ cử tri nữ đăng ký mới cao hơn so với cử tri nam ở hầu hết các bang.

    Quyền phá thai cũng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm ở cấp bang. Tại Michigan, các cử tri đã bầu lại cho Thống đốc Gretchen Whitmer, người từng cam kết sẽ đấu tranh hết mình để bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ.

    Bà Heather Miller, một giáo viên 52 tuổi ở Detroits, đã tham gia bỏ phiếu trực tiếp vào ngày 8/11 với mong muốn bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ. Bà chia sẻ: "Đó là lý do vì sao tôi trực tiếp đi bỏ phiếu. Tôi muốn tận mắt trông thấy lá phiếu được thông qua".

    Ở Kentucky, cử tri cũng đã sử dụng quyền của mình để bảo vệ quyền phá thai.

    Bên cạnh đó, các cử tri cũng đã vượt qua ranh giới đảng phái trong vấn đề này. Sydney Wright (18 tuổi) chia sẻ cô là một cử tri bảo thủ nhưng đã quyết định bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì muốn bảo vệ quyền phá thai. Cô chia sẻ: "Tôi muốn tập trung vào những vấn đề xã hội trong cuộc bầu cử năm nay".

    Wright nói thêm rằng cô phản đối lập trường của ông Trump khi đề cử việc đảo ngược quyền phá thai. Đồng thời, cô hy vọng đảng Cộng hòa sẽ không đề cử ông trong cuộc bầu cử tổng thống 2024.

    Những tuyên bố của ông Trump

    Giống như nhiều cử tri nữ khác, cô Nyasha Riley (37 tuổi), một cử tri Cộng hòa ở Phoenix (Arizona), đã bỏ phiếu bầu ứng viên đảng Dân chủ vì phản đối lập trường của ông Trump về quyền phá thai. Theo đó, cô nói rằng sự ủng hộ của ông Trump với ứng viên Cộng hòa tại bang này đã khiến cô đưa ra quyết định "bước ngoặt" này.

    Cô Riley cảm thấn đảng Cộng hòa đang trở nên cực đoan, cô chia sẻ: "Đó là một yếu tố thúc đẩy tôi bỏ phiếu".

    Tại Pennsylvania, ứng viên đảng Dân chủ John Fetterman đã giành chiến thắng bất ngờ trước đối thủ đảng Cộng hòa Mehmet Oz. Theo các quan chức đảng Cộng hòa, diễn biến trên sẽ tạo ra những thay đổi trong sự tính quán của đảng ở bang này.

    Quan chức này cho hay: "Một trong những điều chúng tôi nhận thấy là sự ủng hộ của ông Trump khiến các ứng viên đảng Cộng hòa ở các bang chiến địa gặp khó khăn hơn. Hiện tại cử tri Pennsylvania đã quá mệt mỏi với những gì ông Trump đưa ra".

    Jonah Talbatt, một chuyên gia rượu và ma túy 65 tuổi đã nghỉ hưu tại Pennsylvania, nói rằng ông từng bỏ phiếu bầu cựu Tổng thống Donald Trump trong quá khứ. Tuy nhiên,  trong thời gian qua, ông Talbatt đã đẩy mạnh hoạt động chống lại những tuyên bố thiếu căn cứ của cựu tổng thống về gian lận bầu cử.

    Ông Talbatt nói ràng vấn đề này quan trọng với ông hơn là nền kinh tế. Ông chia sẻ ông lo ngại những tuyên bố đó sẽ ảnh hưởng tới đất nước.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-cu-giua-nhiem-ky-my-2022-nhung-ly-do-khien-lan-song-do-khong-xay-ra-a556961.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan