+Aa-
    Zalo

    Bất ngờ với lợi ích mà tên lửa 'xịt' của Mỹ đem lại cho Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những tên lửa “xịt” của Mỹ trong cuộc không kích Syria hôm 14/4 vô tình giúp Nga nghiên cứu nhằm hạn chế vũ khí của Mỹ trong tương lai.

    Những tên lửa “xịt” của Mỹ trong cuộc không kích Syria hôm 14/4 vô tình giúp Nga nghiên cứu nhằm hạn chế vũ khí của Mỹ trong tương lai.

    Sergey Rudskoy, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết 2 tên lửa hành trình không phát nổ của liên quân Mỹ đã được quân đội Syria thu giữ và chuyển giao cho phía Nga để kiểm tra.

    Các bộ phận của tên lửa xịt được Nga công bố trong buổi họp báo hôm 25/4. - Ảnh: Sputnik.

    Popular Mechanics đưa tin, việc nghiên cứu các tên lửa gần như nguyên vẹn này sẽ giúp Nga chế tạo ra được các phương tiện có thể hạn chế và ngăn chặn vũ khí của Mỹ trong tương lai.

    Các chuyên gia cho biết, tên lửa hành trình là vũ khí dùng 1 lần. Do đó, nó được chế tạo đặc biệt để không bộc lộ quá nhiều bí mật khi gặp sự cố và rơi xuống đất.

    Tuy nhiên, từ 2 tên lửa hành trình của Mỹ không phát nổ, Nga vẫn có thể nghiên cứu để khai thác dữ liệu từ đối phương.

    Nhà phân tích Joe Pappalardo cũng nhận định việc nghiên cứu này sẽ giúp Nga cải tiến hệ thống phòng không tại Syria, hỗ trợ Damascus cũng như nhiều quốc gia khác xây dựng phương án đối phó với các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa hành trình của Mỹ và đồng minh trong tương lai.

    Trước đó, Liên Xô đã từng phát triển tên lửa đối không tầm ngắn K-13 dựa trên một quả đạn AIM-9 Sidewinder găm vào đuôi tiêm kích Trung Quốc mà không phát nổ. Do đó, việc nghiên cứu vũ khí mới dựa trên cấu tạo của vũ khí gốc là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Vào năm 1998, trong cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ vào căn cứ phiến quân Taliban ở Afghanistan, có 6 quả đạn đã bay lạc sang địa phận của Pakistan. Các nhà khoa học Pakistan và Trung Quốc đã nghiên cứu thành công vũ khí nội địa từ những quả đạn đi lạc ấy.

    Từ các tên lửa xịt của Mỹ, các nhà khoa học có thể nghiên cứu ra cách đối phó tốt nhất đối với những loại vũ khí tương tự.

    Đầu dò tên lửa trong phòng thí nghiệm của BAE Systems. - Ảnh: Pinterest.

    Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, các tên lửa này sẽ được đưa vào một căn phòng sạch, nơi các kỹ sư có thể nghiên cứu hệ thống dẫn đường và cánh lái. Các nhà khoa học sẽ tiến hành giải phẫu điện tử để tìm ra các phương thức dẫn bắn và hiệu chỉnh đường bay mới của tên lửa đối phương.

    Các kỹ sư sẽ thay đổi từng tham số nhỏ kiểm tra từng chi tiết nhỏ trong hệ thống điện tử và phần mềm điều khiển. Đặc biệt, phận “não” của chiếc tên lửa cũng sẽ được thử nghiệm ngắm bắn và lao tới mục tiêu.

    Việc mổ xẻ ăng-ten giúp phát hiện điểm yếu trước các phương án gây nhiễu, trong khi động cơ có thể giúp xác định tín hiệu bộc lộ hồng ngoại của quả đạn. Dữ liệu định vị cũng được dùng để bố trí radar phòng thủ trong tương lai.

    Tên lửa bị thu giữ cũng được dùng để đánh giá khả năng đối kháng điện tử. Trước đó, Tập đoàn BAE Systems của Anh cũng từng thử nghiệm một bộ não tên lửa không ngừng nghỉ trong hơn 7 năm.

    Các kỹ sư có thể chiếu tia laser thẳng vào đầu dò hồng ngoại nhằm tìm ra ngưỡng chống chịu của nó, thông qua đó phát triển giải pháp đối phó hiệu quả hơn và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kịch bản mô phỏng sát thực tế hơn.

    HUYỀN TRANG(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-ngo-voi-loi-ich-ma-ten-lua-xit-cua-my-dem-lai-cho-nga-a228367.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan