(ĐSPL) - Tuy đêm động phòng của các bậc đế vương Trung Quốc rất cầu kỳ, long trọng nhưng vì nhiều lý do khách quan nên những hoàng đế và hoàng hậu khó có thể hưởng thụ trọn vẹn niềm vui tân hôn.
Giống như nhiều đôi uyên ương bình thường khác, hoàng đế và tân vương phi cũng sẽ trải qua đêm động phòng hoa chúc. Tuy nhiên, địa điểm nơi hoàng đế và hoàng hậu động phòng lại không diễn ra ở phòng ngủ của hoàng đế, cũng không có nơi cố định để động phòng. Ngược lại, hai người sẽ thường phải động phòng tại nơi cử hành những nghi thức thành thân với nhiều nghi lễ cực kỳ cầu kỳ. Đặc biệt, ở mỗi triều, nghi thức đêm động phòng cho Hoàng đế và Hoàng hậu cũng rất khác nhau.
Được biết, dưới thời trị vì của hoàng đế triều Minh và triều Thanh, hôn lễ thường cử hành lễ thành thân tại cung Khôn Ninh. Cung Khôn Ninh chính là cung thứ ba trong số ba cung của hậu cung. Dưới thời nhà Minh thì đây vốn là tẩm cung của hoàng hậu.
Ở mỗi triều, nghi thức đêm động phòng cho Hoàng đế và Hoàng hậu cũng rất khác nhau. |
Ở thời nhà Thanh thì tẩm cung lại xây dựng hai gian phía đông hoàng cung thành gian động phòng trong đại hôn của hoàng đế, năm gian phía tây hoàng cung lại được xây dựng thành nơi tế lễ. Theo đó, nghi lễ nghênh đón hoàng hậu của đại đế triều Thanh có thể nói rất long trọng và cũng vô cùng cầu kỳ. Hoàng hậu được kiệu từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn cho tới tận hậu cung. Còn những thứ phi bình thường chỉ được đi qua cửa sau của Tử Cấm Thành.
Tất nhiên, theo nghi lễ mà gian động phòng của hoàng đế và hoàng hậu xa hoa hơn dân thường rất nhiều và dù xa hoa đến đâu cũng không thể thiếu tập tục dán chữ song hỷ và câu đối chúc mừng. Màu sắc trong gian động phòng khi ấy vẫn là màu đỏ truyền thống. Trên giường tân hôn sẽ có một bộ chăn đệm màu đỏ “bách tử” được thêu hình một đứa trẻ thần thái phi phàm với lý do ước mong hoàng gia “đông con nhiều phúc”.
Dưới thời Tùy Đường, gian động phòng trong đại hoàng cung lại được trải thêm thảm và được thiết kế rất nhiều tấm bình phon, đại hỷ long được bày biện khắp nơi. Thời nhà Tùy Đường, phòng tân hôn đã được chú ý đề cao tính riêng tư.
|
Bước vào công đoạn quan trọng nhất của đêm động phòng, thời nhà Tùy Đường không có màn “náo loạn động phòng” như phong tục truyền thống của người Trung Hoa. Mà hoàng đế và hoàng hậu còn điều gì muốn nói thì phải nói cho bằng hết trước khi cùng nhau ngoắc tay uống rượu.
Sau màn uống rượu ân tình này, họ sẽ lên giường. Nhưng hoàng thượng dù được làm tân lang cũng không thể tùy tiện lên giường mà phải phân thứ tự trình tự trước sau. Hoàng đế nhà Đường sẽ phải quỳ hướng về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”. Sau đó, thượng công sẽ dẫn hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục. Tiếp đó, hoàng hậu mới được dẫn vào, trút bỏ xiêm y. Chỉ đến đến lúc này mới dành khuê phòng lại cho hai người động phòng một cách riêng tư nhất.
Ở dưới triều Thanh, sau khi hoàng hậu vào gian động phòng chưa được bao lâu, hoàng đế mặc áo long bào sẽ được đưa tới cung Càn Khôn. Lúc này, hoàng đế sẽ gỡ tấm khăn trùm mặt của hoàng hậu xuống và cả hai cùng ngồi trên giường hỷ.
Những cung nữ sẽ đặt chậu đồng và chiếc hộp hình tròn phía đầu giường bên trong có đựng một món ăn giống sủi cảo với tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Sau đó cả hai ngồi vào bàn tiệc uống rượu. Lúc này ngoài cửa sổ sẽ có một người phụ nữ hát vang bài hát “giao chúc ca”. Sau khi uống rượu và ăn mì trường thọ xong, hoàng hậu sẽ theo quy tắc truyền thống trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường. Sau đó, hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau. Đến lúc này hoàng đế và hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ đêm tân hôn vui vẻ.
Đêm động phòng phải trải qua bao nghi thức cầu kỳ đến mệt mỏi của hoàng cung. |
Có thể nói, tân hôn của các vua chúa thời xưa quả thật rất long trọng, cầu kỳ nhưng vì những cuộc hôn nhân giữa hoàng hậu và các hoàng đế trên chủ yếu vẫn là hôn nhân gượng ép, oan trái, nên người trong cuộc nhiều khi vẫn còn nhiều phiền muộn. Hơn nữa, đêm động phòng phải trải qua bao nghi thức cầu kỳ đến mệt mỏi nên các đôi uyên ương khó có thể hưởng trụ trọn vẹn đêm mặn nồng hoa chúc như tân hôn của các cặp đôi bình thường.