+Aa-
    Zalo

    Bắt giữ lô thực phẩm không rõ nguồn bán cho học sinh trước cổng trường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Số hàng hóa này được nhập từ các tỉnh thành khác nhau và sau đó cung cấp cho các gánh hàng rong bán trước cổng trường học ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế).

    (ĐSPL) - Số hàng hóa này được nhập từ các tỉnh thành khác nhau và sau đó cung cấp cho các gánh hàng rong bán trước cổng trường học  ở TP Huế.

    Ngày 31/10, tin tức từ Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Công an TP Huế cho biết, đơn vị vừa phát hiện và thu giữ lô hàng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại số nhà 15A, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Thành, TP Huế (Thừa Thiên - Huế).

    Theo thông tin ban đầu, qua kiểm tra đột xuất tại địa chỉ nói trên, cơ quan công an đã phát hiện 90 bì xúc xích có tổng trọng lượng 45kg, 7 bì tôm Surimi, mỗi bì có trọng lượng 500g, chạo sả 120 bì có tổng trọng lượng 60kg, 5 tủ lạnh chứa xúc xích, bò viên, tôm viên, tôm surimi và chả cá... không có hoá đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, có 290 bịch nước tương các loại mỗi bịch 0,5 lít không đảm bảo về nhãn mác.

    Số thực phẩm không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.

    Ông Nguyễn Văn Bình, chủ cơ sở cho biết, toàn bộ số thực phẩm trên được nhập từ các tỉnh khác nhau, sau đó mang đi cung cấp cho các gánh hàng lưu động bày bán trước cổng trường tại TP Huế và một số địa bàn lân cận.

    Bước đầu, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Huế đã lập biên bản niêm phong toàn bộ số hàng hoá nói trên, tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm VSATTP để có hướng xử lý theo đúng quy định.

    Hành vi sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc

    Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

    Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định 124/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2015 thì chủ cơ sở sản xuất tùy theo giá trị hàng hóa có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng, kèm theo đó là các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng (nếu kết quả kiểm tra hàng hóa quá hạn sử dụng) và do thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nên sẽ bị tịch thu.

    Ngoài ra, nếu kết quả điều tra, xác minh cho thấy gây hậu quả nghiêm trọng, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Bên canh đó, số hàng hóa nói trên cần được tiêu hủy theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng tiêu thụ ra thì trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

    Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, việc chế biến, sản xuất các hàng hóa vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc gây chết người thì người cung cấp, buôn bán đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    PHI HOÀNG

    Xem thêm video:

    [mecloud]v7JB1B1XLi[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-giu-lo-thuc-pham-khong-ro-nguon-ban-cho-hoc-sinh-truoc-cong-truong-a168524.html

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.