+Aa-
    Zalo

    Bắt giam nguyên Giám đốc Trung tâm hỗ trợ người nghèo lừa đảo hàng chục tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án và thi hành lệnh bắt tạm giam với nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới.

    Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án và thi hành lệnh bắt tạm giam với nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới.

    Chiều 12/4, cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tiến hành bắt giữ ông Trần Đức Trung (56 tuổi), cựu Giám đốc và bà Lê Thị Hằng (54 tuổi), Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Trần Đức Trung và Lê Thị Hằng - Ảnh: báo Công an nhân dân

    Trước đó, đầu năm 2016, phát hiện dấu hiệu bất thường của Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, Bộ Nội vụ đã có văn bản khẳng định trung tâm này hoạt động trái pháp luật. Ngay sau đó, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông thôn Việt Nam đã ra quyết định đóng cửa trung tâm.

    Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định ông Trung và bà Hằng đã lấy tư cách Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn, lừa người dân ủng hộ tiền cho chương trình "Trái tim Việt Nam".

    Với phương thức này, hàng chục ngàn nông dân nghèo ở các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An... đã tự nguyện nộp tiền vào Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới. Cơ quan điều tra xác định, số tiền mà họ chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng.

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009):

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 
    a) Có tổ chức; 
    b) Có tính chất chuyên nghiệp; 
    c) Tái phạm nguy hiểm; 
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân: 
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-giam-nguyen-giam-doc-trung-tam-ho-tro-nguoi-ngheo-lua-dao-hang-chuc-ty-dong-a187095.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan