Lợi dụng lòng tin của mọi người, ông Trần Ngọc Hưng đã cùng vợ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 51 tỷ đồng.
Theo báo VOV, Tòa án Hà Nội ngày 4/4 đưa vợ chồng Trần Ngọc Hưng (SN 1962, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Ban Dân vận Trung ương đã nghỉ hưu) và Nguyễn Thị Bích (SN 1864, vợ Hưng) – cùng trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội ra xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai vợ chồng bị cáo Hưng và Bích tại phiên tòa - Ảnh: báo VOV |
Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, theo cáo buộc, trong thời gian từ cuối tháng 10/2010 đến giữa tháng 12/2011, vợ chồng Hưng đã có hành vi gian dối thông qua việc ký kết nhiều hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp nhà… chiếm đoạt hơn 51 tỷ đồng của ngân hàng và nhiều người.
Tài liệu điều tra thể hiện do có quan hệ quen biết từ trước, Hưng vay của ông Thiện 2 tỷ đồng để mua nhà ở quận Tây Hồ. Đến hạn không thanh toán được, họ ký hợp đồng chuyển nhượng, sang tên cho ông Thiện. Nhận 4 tỷ đồng xong, vợ chồng cựu phó vụ trưởng không thực hiện như cam kết.
Lấy cớ mượn lại giấy tờ nhà đất để làm thủ tục sang tên, họ đã thực hiện hành vi lừa đảo, ký hợp đồng chuyển nhượng với nhiều người thông qua giấy viết tay với lời hứa hẹn khi nào nhận đủ tiền sẽ giao lại toàn bộ giấy tờ... Thực tế, Hưng và vợ đã mang ngôi nhà trên thế chấp ngân hàng.
Cơ quan chức năng còn xác định, cũng với thủ đoạn tương tự, Hưng, Bích đã lừa đảo người phụ nữ ở quận Hai Bà Trưng, chiếm đoạt số tiền 11 tỷ thông qua việc viết giấy bán căn nhà thứ 2 của mình.
Trong diễn biến liên quan, báo Công an nhân dân đưa tin, kết thúc phiên toà, HĐXX xác định, hành vi phạm tội vợ chồng Hưng - Bích là rất nghiêm trọng nên tuyên phạt bị cáo Hưng tù chung thân và bị cáo Bích 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc hai bị cáo phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại theo luật định.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009): 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân: 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)