+Aa-
    Zalo

    Bạo hành trẻ em: Những nguy hiểm tương lai phải gánh chịu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ bị cha mẹ bạo hành hoặc sống trong môi trường có bạo hành gia đình thường mất niềm tin vào cuộc sống, dễ dẫn đến trầm cảm – một dạng của tâm thần.

    Trẻ bị cha mẹ bạo hành hoặc sống trong môi trường có bạo hành gia đình thường mất niềm tin vào cuộc sống, dễ dẫn đến trầm cảm – một dạng của tâm thần.

    Tổn thương tinh thần

    Từ nhiều năm nay, trẻ bị bạo hành luôn là điều khiến các chuyên gia tâm lý, chuyên gia xã hội học đưa ra cảnh báo ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ.

    Việc bạo hành không chỉ tổn thương về thể xác mà còn về cả tinh thần. Những tổn thương về thể xác, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy. Song những tổn thương về mặt tinh thần được thể hiện như: trẻ hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, rối loạn tâm lý và cảm xúc, thu mình, sợ hãi hoặc hung hang, chống đối, mất thăng bằng…

    Những vết sẹo để lại trên cơ thể bé K. sau những trận đòn của bố đẻ

    Đơn cử như vụ việc mới đây, đối tượng Trần Hoài Nam (SN 1983, ở phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) nhẫn tâm đánh đập chính con trai mình (10 tuổi) suốt một thời gian dài chỉ vì bé nghịch ngợm, không nghe lời. Sử dụng những chiếc móc áo bằng sắt, đối tượng Nam quấn lại thành thứ “vũ khí” để dạy dỗ con trai.

    Hậu quả, trên cơ thể bé trai xuất hiện nhiều những vết sẹo dài, đầy những vết bầm tím. Thậm chí, người thân của bé trai cho biết chỉ sau một thời gian ở với bố, cháu bé từ 40kg đã giảm xuống chỉ còn 20kg. Hiện, cơ quan Công an đang tạm giữ hình sự đối tượng Nam để điều tra xử lý về hành vi bạo hành trẻ em.

    Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ ở giai đoạn 4 đến 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Và những tổn thương tinh thần đó, không một ai, một thầy thuốc hay bậc phụ huynh nào có thể giám định thương tật được. Đó là những “cơn đau” sẽ hành hạ các em hết cuộc đời này.

    Có thể trở thành… tội phạm tương lai?

    Theo các chuyên gia về xã hội học, nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự bạo hành của cha mẹ, hay phải chứng kiến bạo lực gia đình đã trở thành tội phạm trong xã hội. Hành vi của những đứa trẻ đó khi phạm tội thường rất lạnh lùng, cuồng bạo như chính những gì mà người lớn đã “gieo” vào tâm hồn và thể chất của trẻ. Khi thực hiện những hành vi phạm tội dã man những đứa trẻ đó mới cảm thấy thỏa mãn.

    Đối tượng Trần Hoài Nam thực nghiệm lại hành vi bạo hành với con trai đẻ của mình

    Nhìn lại lịch sử thế giới, từng xuất hiện rất nhiều những tên sát nhân, giết người hàng loạt thậm chí có cả những tên sát nhân mới ở độ tuổi thiếu niên. Và phần lớn những tên sát nhân này đều có một tuổi thơ không mấy êm đềm.

    Ví dụ như Jeromes Brudos (Jerry) – được biết đến với tên gọi “Sát nhân giày cao gót”. Jeromes sinh năm 1939 tại Webster, South Dakota. Là con trai út trong một gia đình trung lưu. Jerry vốn sinh ra trong sự thất vọng của bố mẹ, bởi họ luôn mong muốn mình sinh được một đứa con gái. Tuổi thơ Jerry là tháng ngày sống trong sự ghẻ lạnh và những câu chửi rủa từ mẹ. Bản thân Jerry cũng chưa từng có cảm giác an toàn và ổn định vì gia đình thường xuyên chuyển chỗ ở.

    Rồi một ngày, Jerry phát hiện ra một sở thích “quái gở” là đi giày cao gót. Sở thích này từng bị mẹ Jerry phát hiện và đánh một trận nhừ tử, sau đó đốt sạch những đôi cao gót này. Tuy nhiên, càng lớn Jerry càng bị thu hút bởi những chiếc giày cao gót của phụ nữ. Để sở hữu, hắn thậm chí dùng vũ lực, đánh đập, bóp cổ các nạn nhân.

    Đến năm 1968, bộ mặt thật của gã sát nhân biết thái bắt đầu lộ diện. Nhiều cô gái trẻ bỗng nhiên mất tích và cảnh sát rất vất vả mới tìm thấy xác của các nạn nhân. Những thi thể này được tìm thấy trong trạng thái bị tra tấn dã man và chỉ mặc đồ lót.

    Hơn một năm sau, Jerry bị bắt giữ sau khi một cô gái trẻ may mắn thoát khỏi được “địa ngục” của hắn và trình báo cảnh sát. Và theo như những báo cáo của các chuyên gia tâm lý sau này đã miêu tả Jerry là một gã sát nhân với tâm lý rối loạn, có khả năng là do ảnh hưởng từ sự độc đoán và ngược đãi từ người mẹ.

    Kẻ sát nhân Jeromes Brudos (trái)

    Hay như Donald Gaskins – kẻ được biết đến với sở thích bệnh hoạn. Tên sát nhân này đã giết và ăn thịt gần 100 người trong thế kỷ XX tại bang California (Mỹ). Và tất nhiên, tuổi thơ của Gaskins cũng không hề tươi đẹp gì.

    Ra đời mà không có bố, Gaskins thường xuyên chứng kiến cảnh mẹ mình qua lại với rất nhiều người đàn ông. Đa số những người đó đối xử với Gaskins rất ác độc, họ khinh miệt và đánh đập cậu bé không thương tiếc. Chính những trận đòn đã “nuôi nấng” Gaskins và khiến hắn trở thành một trong những tội phạm đáng sợ nhất nước Mỹ.

    Như vậy có thể thấy, những câu chuyện về sự bạo hành trẻ en không chỉ đơn thuần là câu chuyện của một gia đình đơn lẻ, nó còn là mối nguy hiểm cho xã hội, là gánh nặng cho toàn xã hội, mà trách nhiệm đầu tiên chính là cha mẹ, gia đình. Trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ là nỗi lo của xã hội.

    Hoàng Giang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-hanh-tre-em-nhung-nguy-hiem-tuong-lai-phai-ganh-chiu-a212118.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan