+Aa-
    Zalo

    Bạo hành gia đình gia tăng, con người dễ thành... tội phạm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau hàng loạt những vụ bạo hành gia đình, nhiều ý kiến cho rằng, dường như, con người càng ngày càng dễ trở thành tội phạm.

    (ĐSPL) - Sau hàng loạt những vụ bạo hành gia đình, bố đánh con vì lấy trộm 100.000 đồng, thảm án mẹ giết con, chồng giết vợ..., nhiều ý kiến cho rằng, dường như, con người càng ngày càng dễ trở thành tội phạm.

    Cái ác không chỉ diễn ra ngoài đường phố mà còn len lỏi vào suy nghĩ của từng “tế bào” xã hội với những phương thức giết người man rợ... Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc, nhiều đối tượng chọn chính người thân để ra tay tàn ác?

    Trao đổi với PV báo ĐS&PL, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim - cố vấn đường dây tư vấn Hỗ trợ Chăm sóc bà mẹ trẻ em (bộ LĐ-TB&XH) nhận định: “Trước đây, gia đình sống với nhau có nhiều thế hệ, tình cảm ông bà, con cháu gắn kết nhiều hơn. Ngày nay, sự khủng hoảng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo, không vững chắc, không còn kiểm soát nhau nhiều như trước.

    Mọi người đều bị cuốn vào các mối quan hệ xã hội, tìm kiếm các giá trị khác mà quên đi giá trị gia đình. Rõ ràng, thiết chế gia đình hiện nay đang bị xuống cấp, hàng loạt chức năng của nó bị rạn nứt, trong đó có chức năng xã hội hóa, giáo dục, chức năng tình cảm, chăm sóc lẫn nhau”.

    Hàng trăm vết thương trên cơ thể em N. do bị bố đánh vì ăn trộm 100.000 đồng.

    “Cơ hội để thủ ác, để mọc mầm, nảy nọc những điều bất thiện sẽ ít hơn nếu các thành viên trong gia đình quan tâm tới nhau hơn. Nếu củng cố lại thiết chế gia đình, hàn gắn được các chức năng của nó thì con trẻ sẽ trong sáng hơn, lương thiện hơn, từ đó ngăn chặn được nguy cơ tội ác có thể xảy ra”, TS.Kim phân tích.

    Nhìn nhận những hiện tượng đau lòng trên, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn đã thẳng thắn nhìn nhận: “Những vụ án như vậy, thời gian gần đây đang lan nhanh trong xã hội. Nó là "bệnh dịch" không có thuốc đặc trị. Và, chúng ta đang phải cố gắng đi tìm thuốc đặc trị cho “bệnh dịch” này”.

    Theo nhà nghiên cứu An Chất, nhận thức lệch lạc, thiếu thuần phong mỹ tục, thiếu đạo lý khiến cho các giá trị sống trong gia đình giảm đi, thậm chí ở nhiều gia đình còn bị biến mất. Sự đòi hỏi ở giới trẻ đang là xu thế thượng tôn. Nhiều người nhận thức lệch lạc sai trái đến mức cực đoan dẫn đến hành động sai. Người xưa vẫn dạy rằng, cha mẹ phải làm gương cho trẻ bằng hành động, cử chỉ, cách ứng xử. Thế nhưng, sự chia sẻ trong gia đình không phải bàn về gia phong, gia đạo mà là bàn về cái khác.

    Trong các gia đình hiện nay, khi trẻ có những điều chưa vừa ý, hành vi sai, có hai khuynh hướng ứng xử của người lớn: Một là khuyên răn, hai là bắt buộc. Khuyên răn thì các cháu cũng không nghe vì hành động, cử chỉ của bố mẹ có hợp với điều bố mẹ khuyên răn đâu. Bắt buộc mà trái suy nghĩ của chúng, trái với trí lực thì chúng không nghe. Cứ như thế, chúng mất đi tri âm, tri kỷ trong gia đình. Cái đó giờ mỗi gia đình đều thiếu hụt, nếu có trao đổi thì lại biến sang dạng khác, một kiểu trao đổi khác lệch về nội dung, lệch về mục tiêu.

    Theo nhận định của các chuyên gia, những mâu thuẫn, ẩn ức, những áp lực kinh tế... trong mỗi gia đình cũng chính là nguyên nhân có thể gây ra những “nảy mầm” của tội ác. Và, chính vì họ không có ai, không có nơi nào để giải tỏa cho những ẩn ức đó, mới dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy. Rõ ràng ở những vụ án gia đình, chúng ta thấy thiếu bóng dáng, vai trò của các đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng như sự chia sẻ của họ hàng, làng xóm...

    X.LĨNH - N.GIANG - H.HẰNG

    Xem thêm video: Bé gái 6 tuổi bị cha ruột bạo hành, dùng lửa đốt khắp người

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-hanh-gia-dinh-gia-tang-con-nguoi-de-thanh-toi-pham-a92896.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan