+Aa-
    Zalo

    Làng nghề đúc đồng hơn 200 năm tuổi tại Khánh Hòa trầm lắng vào vụ sản xuất hàng Tết

    (ĐS&PL) - Khác hẳn với không khí nhộn nhịp của những năm trước, vụ Tết này, làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây chỉ sản xuất cầm chừng để duy trì nghề truyền thống.

    Làng nghề đúc đồng hơn 200 năm tuổi

    Nằm cách trung tâm Tp.Nha Trang hơn 10km, làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh) là một trong những làng nghề truyền thống hiếm hoi ở tỉnh Khánh Hòa còn tồn tại. Làng nghề đã có lịch sử hơn 200 năm.

    Với đôi bàn tay khéo léo của mình, hết thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau, những người thợ ở làng nghề này đã cho ra đời những sản phẩm bằng đồng rất tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao.

    lang nghe duc dong hon 200 nam tuoi tai khanh hoa tram lang vao vu san xuat hang tet
    Sản phẩm của làng có nét độc đáo và chất lượng riêng nên được thị trường đón nhận.

    Sản phẩm của làng có nét độc đáo và chất lượng riêng nên được thị trường đón nhận. Ông Biện Cư (73 tuổi) vừa là nghệ nhân đúc đồng, vừa là Phó Giám đốc Hợp tác xã đúc đồng Phú Lộc cho biết: “Để tạo ra một sản phẩm, người thợ đúc đồng phải trải qua nhiều công đoạn gồm làm khuôn đúc; nung khuôn, nấu đồng và rót đồng vào khuôn; gia công (cắt, gọt, tiện, làm gai, đánh bóng...) để hoàn chỉnh sản phẩm”.

    Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, các nghệ nhân của làng nghề đã dùng đôi bàn tay tài hoa để tạo ra những đồ đồng tinh xảo và có nhiều loại. Theo ông Cư, một bộ đèn thờ cúng làng thường sản xuất bao gồm 2 chân đèn, 1 bát hương, 2 đài nước, 1 quả bồng. Ngoài ra, người dân trong làng cũng làm thêm các đồ vật theo yêu cầu của khách hàng như bình hoa, tượng Bác Hồ, các vật dụng thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày...

    Giá nguyên liệu tăng, đơn hàng giảm mạnh

    Những năm trước dịch, cứ từ giữa tháng 10 âm lịch, những lò đúc đồng lại “đỏ lửa” để cho ra đời các sản phẩm thờ cúng như lư hương, chân đèn, đài đựng nước, quả bồng... phục vụ nhu cầu Tết. Các sản phẩm của làng có mặt ở hầu khắp các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế vào đến Bình Thuận và ở cả Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội.

    Ông Biện Cư cho biết năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên dù đã vào tháng Chạp âm lịch nhưng các đơn hàng của làng đúc không nhiều. Một số hộ chỉ làm cầm chừng hoặc chỉ làm theo một số đơn nhỏ lẻ.

    lang nghe duc dong hon 200 nam tuoi tai khanh hoa tram lang vao vu san xuat hang tet1
    Nghề đúc đồng ở Phú Lộc Tây (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) là nghề cha truyền con nối.

    Hiện nay, trong làng có khoảng 40 hộ dân làm nghề. Mọi năm nếu tính trung bình thì vào vụ Tết mỗi hộ sản xuất khoảng 40-50 bộ thì năm nay chỉ còn khoảng 25 bộ/hộ. Trong làng có khoảng 10 hộ tự làm khuôn rồi đúc, còn các hộ khác thì nhận gia công sản phẩm.

    Vừa chùi bóng bộ chân đèn bằng đồng cho khách, ông Trần Vĩnh Thảnh (tổ dân phố Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh) cho biết: “Khi chưa có dịch bệnh Covid-19, mỗi năm vào vụ Tết gia đình tôi có từ 5-6 mối để bỏ hàng và sản xuất khoảng 200-300 bộ chân đèn.

    Vụ Tết năm nay chỉ còn có 2 mối hàng với đơn hàng khoảng 70-80 bộ, giảm hơn 60% đơn hàng. Trong khi đó, các nguyên vật liệu sản xuất đều tăng nhưng người mua giảm nên chủ yếu ở nhà tự làm là chính”.

    Theo ông Cư, những năm trước để sản xuất hàng cho vụ Tết thì từ giữa tháng 10 âm lịch, các lò đúc đồng phải làm cả ngày lẫn đêm cho kịp giao cho khách. Có năm chỉ giữa tháng Chạp âm lịch đã không còn hàng để bán. Còn năm nay, người dân trong làng chỉ làm ban ngày nhưng công việc cũng không nhiều.

    “Đến nay, gia đình tôi đã có 5 thế hệ theo nghề. Vì là nghề truyền thống nên gia đình tôi vẫn làm cầm chừng để giữ nghề chứ năm nay dịch bệnh khó khăn, giá nguyên liệu lại tăng mà đơn hàng giảm mạnh nên vụ Tết buồn” – ông Cư nói.

    Ngoài đơn hàng giảm mạnh, một khó khăn nữa đối với người làm nghề chính là giá nguyên liệu tăng. Trong khi giá đồng năm ngoái chỉ khoảng 90.000 – 95.000 đồng/kg thì năm nay tăng lên 120.000 - 125.000 đồng/kg. Theo ông Cư, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không có người đi thu mua đồng dẫn đến thiếu nguyên liệu nên đẩy giá đồng tăng cao. Bên cạnh đó, giá chất đốt và các nguyên liệu khác cũng tăng.

    Châu Tường

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ Ba (9)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-giay-lang-nghe-duc-dong-hon-200-nam-tuoi-tai-khanh-hoa-tram-lang-vao-vu-san-xuat-hang-tet-a527205.html
    Thanh Hóa: Phát triển kinh tế gắn với việc lưu giữ những giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống

    Thanh Hóa: Phát triển kinh tế gắn với việc lưu giữ những giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống

    Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đã dành sự quan tâm, ban hành nhiều chính sách để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống ở xứ Thanh không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng xứ Thanh.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thanh Hóa: Phát triển kinh tế gắn với việc lưu giữ những giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống

    Thanh Hóa: Phát triển kinh tế gắn với việc lưu giữ những giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống

    Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đã dành sự quan tâm, ban hành nhiều chính sách để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống ở xứ Thanh không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng xứ Thanh.