+Aa-
    Zalo

    Báo động đỏ tình trạng trẻ hóa tuổi mắc bệnh tim mạch và huyết áp tại Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh tim mạch, cụ thể là tỉ lệ mắc tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 47% - một con số đáng báo động.

    Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Việt Nam, số người mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp hiện chiếm đến 25% dân số. Đặc biệt, những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh tim mạch, cụ thể là tỉ lệ mắc tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 47% - một con số đáng báo động ở nhóm lao động chính hiện tại và trong tương lai gần của đất nước. 

    Trẻ hóa với rất nhiều người trong độ tuổi lao động mắc bệnh

    Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong. Có rất nhiều các bệnh lý về tim mạch, trong đó thường gặp nhất là các bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành và bệnh đột quỵ. Đặc biệt, những năm gần đây, số người dưới 25 tuổi mắc tăng huyết áp đã tăng lên đến gần 50%. Hệ lụy là kéo theo tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Cụ thể theo ghi nhận tại các bệnh viện, trong khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ mỗi năm thì có tới 1/3 số đó là người trẻ tuổi và người trung niên. 

    Nguyên nhân gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ở nhóm người trẻ tuổi là bởi các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống hiện đại và tỉ lệ mắc bệnh mãn tính bao gồm mỡ máu cao, tiểu đường… Hiện bệnh tim mạch đã và đang là gánh nặng cho toàn xã hội với tỉ lệ tử vong và tàn phế cao đứng hàng đầu, chi phí cho chăm sóc và điều trị bệnh tim mạch mỗi năm tới hàng trăm tỉ USD và vô vàn những hệ lụy khác trên mọi mặt. 

    5 yếu tố nguy cơ đe dọa đột quỵ ở người trẻ tuổi 

    Ngủ không đầy đủ: Người trên 60 tuổi thường có hiện tượng mất ngủ khiến họ có giấc ngủ không đầy đủ, trọn vẹn. Đối với người dưới 40 tuổi thường là do thói quen ngủ muộn, thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ gây căng thẳng mất ngủ. Ở nhiều người nguyên nhân gây mất ngủ lại là do đặc thù công việc, do áp lực công việc, kinh tế… Mất ngủ kéo dài trên một tháng sẽ trở thành bệnh mãn tính, khó điều trị và gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch với các chứng bệnh như cao huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu…

    Thường xuyên căng thẳng: Người trẻ tuổi thường bị áp lực về công việc, áp lực về kinh tế, áp lực về gia đình… Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm trong thời hiện đại ở nhóm người trong độ tuổi lao động. Đó chính là các bệnh về rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch cùng nguy cơ đột quỵ não.

    Vận động không đủ; sử dụng rượu, bia…: Do đặc thù công việc thời hiện đại và sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ khiến người trẻ bỏ quên vận động và dần dần quen với việc không vận động hoặc ít vận động; cùng với đó là lối sống hiện đại, gấp gáp nên thường sử dụng đồ ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích…  cộng hưởng với nhau làm gia tăng hội chứng rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp, nhịp tim.

    Mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường cũng đang trẻ hóa nhanh chóng đã khiến huyết áp tăng cao và thúc đẩy sự phát triển các mảng xơ vữa trong động mạch gây thiếu máu cơ tim, thiếu máu não cục bộ và nhiều bệnh tim mạch khác.

    Tâm lý chủ quan với bệnh: Người trẻ tuổi luôn cho rằng mình còn trẻ, mình đang ở giai đoạn sức khỏe tốt nhất nên sẽ không thể mắc bệnh của người già được. Từ suy nghĩ đó sẽ dẫn tới tâm lý chủ quan, bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Chính vì thế đã dẫn đến những hậu quả cực kì nặng nề mà trên thực tế có thể phòng ngừa được ở nhóm người trẻ tuổi đó chính là nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.

    Thực tế các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ thường có quá trình diễn biến âm thầm từ trước đó khá lâu. Trong đó có sự liên quan mật thiết với chứng mỡ máu cao, từ đó sinh ra xơ vữa động mạch, thiếu máu não và rất nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Mỡ máu cao gây suy yếu thành mạch, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa, cục máu đông… dẫn tới thiếu máu não cục bộ, thiếu máu cơ tim…

    Luôn ý thức dự phòng và xử lý bệnh mới có thể bảo vệ sức khỏe

    Thạc sĩ Nguyễn Quốc Việt (P. Trưởng khoa tim mạch, bệnh viện Nội tiết trung ương) khuyến cáo rằng bất kì ai cũng luôn luôn có ý thức dự phòng bệnh và xử lý bệnh từ sớm. Nếu có mỡ máu, mỡ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường mới có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp giảm đáng kể nguy cơ tai biến ở tim mạch và não bộ. 

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax chiết xuất Nần nghệ , lá Đỏ ngọn, Giảo cổ lam, nụ hoa Hòe. Dùng cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ.

    Phân phối: Công ty CPPT Thảo Dược Việt Nam

    Dược sĩ tư vấn: 0919394000/ 02439727304

    Website: hamomax.vn

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-dong-do-tinh-trang-tre-hoa-tuoi-mac-benh-tim-mach-va-huyet-ap-tai-viet-nam-a247669.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan