Những ngày qua, trên mạng xã hội facebook xuất hiện hình ảnh một cháu bé khoảng 8 tuổi ngồi trên xe máy xúc có những thao tác như đang lái khiến cư dân mạng xôn xao.
Hình ảnh này được nhiều facebooker chia sẻ với dòng cảnh báo: “Nguy hiểm quá, người lớn đâu mà để trẻ con trèo lên lái máy xúc ra đường như thế này.”
Ngay lập tức, “cậu bé lái máy xúc” trở thành chủ đề bàn tán, bình luận trên các diễn đàn mạng. Trước đó, không ít clip trẻ con lái xe ô tô, lái xe máy được lan truyền trên mạng khiến dư luận rùng mình.
[mecloud]tCVxz7TfdA[/mecloud]
Xem thêm video: [mecloud]vPuPp60KEs[/mecloud]
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe (Bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008) 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. 2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. |