+Aa-
    Zalo

    Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu những khoản tiền nào?

    (ĐS&PL) - Theo quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, có một số khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu của người học và gia đình người học cụ thể:

    Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản tiền sau:

    • Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
    • Kinh phí bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;
    • Kinh phí trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
    • Kinh phí vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
    • Kinh phí khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
    • Kinh phí mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
    • Kinh phí hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;
    • Kinh phí sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
    ban dai dien cha me hoc sinh khong duoc thu nhung khoan tien nao
    Có 8 khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu. Ảnh minh họa.

    Cũng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 55, Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ và quyền lợi như sau:

    1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

    a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

    b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

    c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

    2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

    a) Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;

    b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;

    c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

    Căn cứ khoản 1 Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

    Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn: 

    • Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
    • Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.

    Đầu năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội đã có công văn số 3198/SGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi năm học. Các nội dung thu chi gồm học phí và các khoản thu khác, trong đó có quần áo đồng phục, dạy thêm học thêm và kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

    Theo đó, công văn ghi rõ: Đối với các khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Cha mẹ học sinh hoặc ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định tại Thông tư và các quy định khác của nhà trường.

    Lãnh đạo ngàng giáo dục TP Hà Nội cũng chỉ đạo vấn đề thu chi liên quan đến các hoạt động trải nghiệm hoặc các khoản thu mang tính xã hội hóa, nhà trường phải có đề án, được thông qua tập thể sư phạm nhà trường và cấp có thẩm quyền quyết định mới thực hiện.

    Việc thu chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải công khai, dân chủ. Không được quy định mức kinh phí bình quân cho các cha mẹ học sinh.

    Bảo An 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-dai-dien-cha-me-hoc-sinh-khong-duoc-thu-nhung-khoan-tien-nao-a603886.html
    Giáo viên vi phạm quy định về hoạt động dạy thêm có được xếp loại thi đua?

    Giáo viên vi phạm quy định về hoạt động dạy thêm có được xếp loại thi đua?

    Hoạt động dạy thêm của giáo viên trong thời gian qua đã trở thành đề tài nóng trong xã hội, được các giáo viên, học sinh hết sức quan tâm và đưa ra những ý kiến trái chiều. Một vấn đề liên quan cũng được nhiều giáo viên thắc mắc là khi mắc vi phạm liên quan đến việc dạy thêm, họ có được xếp loại thi đua hay không?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giáo viên vi phạm quy định về hoạt động dạy thêm có được xếp loại thi đua?

    Giáo viên vi phạm quy định về hoạt động dạy thêm có được xếp loại thi đua?

    Hoạt động dạy thêm của giáo viên trong thời gian qua đã trở thành đề tài nóng trong xã hội, được các giáo viên, học sinh hết sức quan tâm và đưa ra những ý kiến trái chiều. Một vấn đề liên quan cũng được nhiều giáo viên thắc mắc là khi mắc vi phạm liên quan đến việc dạy thêm, họ có được xếp loại thi đua hay không?