+Aa-
    Zalo

    Bài học gây sốc của cuộc khủng hoảng Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một trong những bài học gây sốc của cuộc khủng hoảng Ukraine là nước này quá lệ thuộc vào nước ngoài và có quân đội vô cùng yếu kém.

    (ĐSPL) - Một trong những bài học gây sốc của cuộc khủng hoảng Ukraine là nước này quá lệ thuộc vào nước ngoài và có quân đội vô cùng yếu kém.
    Mạng The Diplomat ngày 27/3 đăng bài viết của nhà phân tích Ankit Panda về một số sai lầm tai hại của các chính phủ lần lượt nắm quyền ở Ukraine.
    Bài học gây sốc của cuộc khủng hoảng Ukraine

    Nhà phân tích Ankit Panda: Ukraine là đã "bỏ hầu như tất cả trứng vào một cái giỏ" và cái giỏ đó chính là bán đảo Crimea.

    Theo bài viết, một phần của sự yếu kém về quân sự của Ukraine là nước này thiếu thốn kinh niên về tài chính. Sau vụ Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga, chính phủ Ukraine đã phải nhờ cậy dân chúng trong việc tìm nguồn cung ứng cho quân đội, thông qua tin nhắn. Trên thực tế, hiện thời, Ukraine chỉ còn 6.000 binh sĩ trực chiến để bảo vệ lãnh thổ có diện tích rộng tới 600.000 cây số vuông.
    Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Ukraine là đã "bỏ hầu như tất cả trứng vào một cái giỏ" và cái giỏ đó chính là bán đảo Crimea.
    Báo cáo của IHS Jane cho biết Hải quân Ukraine đã bị  mất 12 trong tổng số 17 tàu chiến lớn. Ngoài ra, 12.000 trong tổng số  15.450 binh sĩ Hải quân Ukraine và 2.000 lính không quân đã đóng quân (và bị vô hiệu hóa) ở bán đảo Crimea. Theo IHS Jane, tiểu đoàn cuối cùng của Ukraine đã yêu cầu được rút khỏi Crimea với tất cả các thiết bị và phương tiện, nhưng lại bị các lực lượng thân Nga cầm giữ vào ngày 24/3/2014.
    Việc bán đảo Crimea bị quân sự hóa nặng nề là do nó đã bị biến thành tiền đồn của Các lực lượng vũ trang Ukraine. Chỉ có điều, lực lượng Ukraine ở đây lại không được chuẩn bị để chống lại một cuộc can thiệp quân sự từ phía Nga vì một loạt các lý do, trong đó chủ yếu là lý do chính trị. Các nhà lãnh đạo Ukraine - bất kể có mối quan hệ với Điện Kremlin như thế nào - đều không nhận thức hết nguy cơ dễ bị tổn thương của Crimea và lợi ích to lớn của Nga trong việc bảo vệ vị thế của nước này trên Biển Đen.
    Tuy có nghi ngờ về ý định của Moscow đối với Crimea, nhưng các ban lãnh đạo ở Kiev lại dựa vào sự "đảm bảo" của cả phương Tây lẫn Nga để duy trì toàn vẹn lãnh thổ.  Biên bản ghi nhớ Budapest (xin lưu ý rằng đây không phải là một hiệp ước chính thức) được Ukraine, Nga, Mỹ và Vương quốc Anh ký năm 1994 đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lấy việc chính phủ nước này giao nộp hết số vũ khí hạt nhân được chia sau khi Liên Xô tan rã và ký kết Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Vào thời điểm đó, "cuộc trao đổi" này có ý nghĩa đối với Ukraine và các nhà lãnh đạo Ukraine ngộ nhận răng Nga khó có thể "thất hứa" vì phản ứng dữ dội của phương Tây.
    Lẽ ra, Ukraine phải tăng cường sức mạnh nội tại, cả về kinh tế lẫn quân sự, để đối phó với những nguy cơ đến từ bên ngoài. Thế nhưng, các chính phủ Ukraine đã không làm điều này, chủ yếu là lý do chính trị-kinh tế. Ukraine đã quá dựa vào Nga để duy trì nền kinh tế và khả năng chi trả phúc lợi.
    Nói tóm lại, bài học Ukraine cho thấy rằng việc chỉ dựa vào việc cân bằng các thế lực bên ngoài để bảo vệ chủ quyền là một sai lầm vô cùng tai hại. Các liên minh và quan hệ đối tác thường hay thay đổi theo thời gian và suy cho cùng thì sức mạnh nội tại của một quốc gia - cả về kinh tế và quân sự - mới là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-hoc-gay-soc-cua-cuoc-khung-hoang-ukraine-a27212.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan