+Aa-
    Zalo

    Bài 1: Biến trẻ em nghèo thành "rô-bốt" trong xưởng may

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những nỗi khổ cực không tên của các lao động trẻ em chỉ được phát hiện khi các em liên lạc được với gia đình và báo cho các cơ quan chức năng.

    (ĐSPL) - Vì tin tưởng các đối tượng "cò mồi", nhiều trẻ em nghèo bị đưa xuống làm việc tại TP.HCM. Những nỗi khổ cực không tên của các lao động trẻ em chỉ được phát hiện khi các em liên lạc được với gia đình và báo cho các cơ quan chức năng.

    LTS: Thực trạng môi giới, sử dụng lao động trẻ em đang tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường đối với xã hội. Với âm mưu trục lợi từ việc lợi dụng sức lao động trẻ em, các cơ sở sản xuất, "cò" môi giới đang nhắm đến những trẻ em ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

    Bài 1: Biến trẻ em nghèo thành "rô bốt" trong những công xưởng may

    Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh kinh tế khó khăn của người dân tại các tỉnh miền núi, các đối tượng môi giới lao động đã đưa ra những lời hứa có cánh để đưa lao động trẻ em vào bẫy. Thế nhưng, trái ngược với những lời "đường mật" của các đối tượng môi giới, các trẻ em được đưa đi lao động chỉ nhận được những đồng tiền lương ít ỏi, bèo bọt sau những giờ làm việc thâu đêm suốt sáng. Điều đáng nói là thực trạng môi giới, sử dụng lao động trẻ em diễn ra tràn lan nhưng chỉ được phát hiện khi các lao động trẻ em này liên hệ được với gia đình và các cơ quan chức năng.

    Lời kêu cứu của những mảnh đời khốn khổ

    Vì tin tưởng các đối tượng "cò mồi", nhiều trẻ em nghèo tại tỉnh Đắk Lắk đã bị lợi sức lao động khi bị đưa xuống làm việc tại TP.HCM. Những nỗi khổ cực không tên của các lao động trẻ em chỉ được phát hiện khi các em liên lạc được với gia đình và báo cho các cơ quan chức năng. Liên quan đến vấn đề này, sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận thông tin phản ánh của một số hộ gia đình người ê Đê (huyện Krông Bông) về việc con em họ bị dụ dỗ đi lao động tại TP.HCM, bị bóc lột sức lao động nhưng không được trả lương.

    Cùng thời điểm nói trên, báo Đời sống và Pháp luật đã nhận được rất nhiều cuộc gọi cầu cứu của lao động trẻ em tại địa bàn TP.HCM. Ngày 13/6, PV có cuộc trao đổi trực tiếp với em Nguyễn Văn Nhân (SN 1998, ngụ tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) tại phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) để hiểu rõ về quá trình bị các đối tượng cò môi giới đưa xuống TP.HCM làm việc. Với vẻ mặt nhợt nhạt, Nhân chia sẻ: "Em chỉ mong cho nhanh hết tháng này để thoát khỏi đây. Hiện tại, vì không có đồng nào trong tay nên em chưa thể trở về nhà hay đi đâu được".

    Câu chuyện càng hé lộ những điều bất ngờ khi Nhân kể lại: "Cách đây 20 ngày, biết em có ý định đi làm nên một người đàn ông tên Thành (ngụ thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk) tìm đến nhà và nói, có biết chỗ một doanh nghiệp may đang cần lao động. Sau khi trao đổi, ông Thành nói với em và gia đình là nếu đồng ý đi làm thì chỉ cần đưa cho ông ấy bản chứng minh thư nhân dân (CMTND) gốc. Theo lời "quảng bá" của ông Thành thì số lương tháng thử việc đầu tiên của em sẽ là 2,6 triệu đồng đã bao ăn ở,  từ tháng thứ hai là 4 triệu đồng trở lên. Thấy công việc kiếm tiền có vẻ nhẹ nhàng nên gia đình đã đồng ý để em đi".

    Nhân cho hay: "Sau khi đưa cho ông Thành CMTND gốc, em được hướng dẫn là bắt xe xuống Sài Gòn và sẽ có người ra đón. Cùng đi với em chuyến đó còn có 4 người ở xã Hòa Tiến (Krông Păk, Đắk Lắk). Có mặt tại TP.HCM, em được dẫn vào công ty may C.P (đường số 4, khu phố 27, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân). Tại đây, em phải làm việc từ 7h30 sáng đến 6h chiều. Riêng các ngày thứ 2, 4, 6, công ty C.P quy định công nhân phải tăng ca nên những người lao động như em buộc phải làm theo quy định. Chủ nhật thì có khi làm, khi không”.

    Kỳ 1: Biến trẻ em nghèo thành
    Em Nhân kể lại hành trình được "cò" đưa xuống TP.HCM làm việc. Ảnh: Thơ Trịnh.

    Bày trò để người lao động mất lương, bỏ việc

    Kết thúc cuộc trò chuyện với PV, Nhân cho biết: "Sau một tuần làm việc tại công ty C.P., em cảm thấy rất mệt mỏi muốn nghỉ việc, về nhà. Tuy nhiên, vì trước khi xuống đây ông Thành nói nếu làm chưa được một tháng mà nghỉ việc thì em phải đóng 400.000 đồng để chuộc lại CMTND. Vì không có tiền bạc lại sợ ba mẹ phải bỏ tiền để chuộc CMTND cho em nên em đành chấp nhận tiếp tục làm việc cho đến khi lãnh lương".

    Chia sẻ về chế độ ăn uống tại công ty C.P., Nhân cho hay: Bữa sáng, bọn em phải tự lo. Buổi trưa, công ty cho mỗi người một suất cơm giá từ 10 - 11.000 đồng. Hôm nào tăng ca thì bọn em được thêm một phần cơm nữa còn không thì tự ra ngoài ăn". Không chỉ ăn uống thiếu thốn, Nhân còn cho hay: "ở đây, họ cứ nghĩ bọn em như một cái máy. Là một công nhân may mới được đào tạo, nhưng bọn em liên tục bị hối thúc phải may hàng nhanh. Vì quá áp lực, bọn em buộc phải may với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với thực tế tay nghề. Tình trạng này đã dẫn đến không ít hàng may ra bị lỗi phải tháo ra nhiều lần để chỉnh sửa".

    Cùng cảnh ngộ với Nhân, em Lê Văn Minh (SN 1996, ngụ tỉnh Đồng Nai) nói trong nước mắt: "Em được một số người bạn giới thiệu vào công ty C.P làm việc được hơn hai tháng nay. Lúc đầu, em vào xin việc thì lãnh đạo công ty này cho biết lương thử việc tháng đầu của em là 2 triệu đồng. Nhưng nếu trong thời gian thử việc mà em làm nhiều và năng suất cao thì sẽ được trả lương cao hơn. Nghe vậy, em rất chăm chỉ làm việc, không ngần ngại tăng ca, nhiều hôm tăng ca đến 10-11h đêm, Chủ nhật có khi không được nghỉ. Tuy nhiên, hai tháng sau khi làm việc ở đây nhưng lương của em cũng chỉ được trả có 2 triệu đồng. Họ không hề tính tiền tăng ca cho bọn em. Thậm chí, nếu có tính tiền tăng ca thì cũng chỉ được 3.000 đồng/giờ".

    Nghe Minh nói đến đây, Nhân tá hỏa nghĩ mình đã bị những lời cam kết có cánh lừa gạt. Nhân nói: "Họ vào 2 -3 tháng mà cũng chỉ được trả 2 triệu đồng/tháng thì bản thân em không biết sẽ được trả bao nhiêu". Minh tỏ ra bức xúc khi nhắc đến một người bạn tên H. (người bạn cùng làm việc trong công ty C.P): "Cách đây không lâu, có một người làm chung công ty tên H. bỗng nhiên bị đuổi việc vì tự ý nghỉ ngày Chủ nhật". Minh chỉ rõ: "Vì phải tăng ca liên tục nên hôm đó bạn H. tự ý nghỉ ngày chủ nhật để đi chơi với bạn bè, gia đình. Tuy nhiên, không may cho H. là hôm đó công đoạn của H. có nhiều hàng nên buộc phải tăng ca. Sau hôm ngày nghỉ cuối tuần ấy, H. bị ông chủ công ty C.P có tên là Minh đuổi việc mà không trả đồng lương nào. Trong khi đó, bản hợp đồng của công ty này ghi rõ công nhân vi phạm ba lần mới bị đuổi việc và cũng không hề nhắc đến việc không trả lương khi đuổi việc".

    Không chỉ riêng gì Nhân và Minh, PV có dịp trò chuyện với một thiếu niên tên Vinh (16 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) về công việc may gia công tại một doanh nghiệp tư nhân X. (trên đường số 12, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân). Trao đổi với PV, Vinh cho biết, ở quê không xin được việc làm nên Vinh đi theo một số người bạn lên làm việc tại xưởng may tư nhân X.. Tại đây, Vinh phải làm việc cật lực từ sáng sớm. Thậm chí, nhiều hôm phải tăng ca đến 11-12h đêm nhưng cũng chỉ nhận được 1 triệu đồng tiền lương mỗi tháng".      

    Trả công rẻ mạt cho việc tăng ca đến nửa đêm

    Theo một nguồn tin khác, PV liên lạc với em Hùng (SN 1994, quê Sóc Trăng) là người đã bị công ty C.P đuổi việc vì nghỉ ngày Chủ nhật. Trao đổi với PV, Hùng bức xúc nói: "Em được một trung tâm giới thiệu việc làm tên Tứ Hưng (gần công viên Phú Lâm, quận 6) giới thiệu vào công ty C.P làm và em phải trả tiền môi giới là 350.000 đồng. Trung tâm này cho biết, lương mỗi tháng của em là 2.000.000 đồng, tiền chuyên cần 300.000 đồng, tăng ca 1 giờ thì được trả 3.000 đồng. Từ khi được nhận vào công ty, em phải làm việc từ 7h30 đến 23h đêm, một tháng được nghỉ hai ngày Chủ nhật, vi phạm ba lần theo quy định của công ty là bị đuổi việc không trả lương. Em chỉ nghỉ vào ngày Chủ nhật theo hợp đồng nhưng khi lên thì bị chủ chửi và đuổi không trả lương. Em làm ở công ty này được ba tháng nhưng đành phải bỏ lương tháng thứ ba để đi xin công việc khác. Bây giờ, em đang làm việc tại một xưởng may tư nhân tại quận 4. Chế độ ăn uống và giờ làm việc cũng vất vả lắm. Những ngày hàng nhiều em cũng phải tăng ca tới 24h mới được nghỉ".


    Bài 2: Cuộc "thẩm vấn ông trùm" và chuyện bao nhiêu nữ lao động cũng nhận hết (!)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-1-bien-tre-em-ngheo-thanh-ro-bot-trong-xuong-may-a40087.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan