Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Bác sĩ Dược Sài Gòn nó về bệnh viêm nắp thanh quản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Viêm nắp thanh quản là một tình trạng viêm nhiễm tại chỗ xảy ra ở nắp thanh quản và các cấu trúc lân cận như thanh quản, vùng hầu họng.

    Viêm nắp thanh quản là một tình trạng viêm nhiễm tại chỗ xảy ra ở nắp thanh quản và các cấu trúc lân cận như thanh quản, vùng hầu họng. 

    Viêm nắp thanh quản

    Đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, gây sưng tấy và tắc nghẽn đường hô hấp trên nên có thể dẫn đến ngạt và ngừng hô hấp. Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh viêm nắp thanh quản.

    Viêm nắp thanh quản là gì?

    Viêm nắp thanh quản là hiện tượng viêm sưng biểu mô ở dưới đáy lưỡi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nắp thanh quản được đào tạo thành từ sụn và có nhiệm vụ như một van để ngăn thức ăn và chất lỏng xâm nhập vào khí quản thực hiện các hoạt động ăn uống. Các biểu mô tại nắp thanh quản bị viêm, sưng có thể dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí là ngăn đường thở.

    Nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản

    Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nắp thanh quản. Các vi khuẩn này tiếp xúc vào cơ thể qua đường không khí, sau đó xâm nhập vào các tế bào mô. Ở trẻ em, Haemophilus influenzae type B (Hib) là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, các nguyên nhân không do nhiễm trùng có thể bao gồm:

    • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu người bệnh đã có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch vì bệnh lý khác, đây là các đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và có thể gây ra viêm nắp thanh quản.

    • Không tiêm chủng đầy đủ: Chậm trễ hoặc bỏ qua việc chủng ngừa có thể khiến trẻ dễ bị Hib và làm tăng nguy cơ viêm nắp thanh quản.

    • Người thường xuyên hút thuốc lá.

    • Hít phải hóa chất hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.

    • Nuốt phải dị vật.

    • Cổ họng bị bỏng nước sôi hoặc do các tác động nhiệt khác.

    • Cổ họng bị chấn thương do nhiều nguyên nhân.

    Chẩn đoán tình trạng viêm nắp thanh quản

    Khi tiếp cận người bệnh, nếu bệnh sử hoặc các triệu chứng làm nghi ngờ đến viêm nắp thanh quản, ưu tiên đầu tiên là cần đảm bảo rằng đường thở vẫn được thông thoáng và có đủ oxy đi vào. Đồng thời, nhịp thở và mức oxy trong máu sẽ được theo dõi liên tục. Nếu mức độ bão hòa oxy giảm xuống quá thấp, người bệnh có thể cần được trợ giúp thở. Các khám xét kỹ hơn và các xét nghiệm chỉ có thể được chỉ định thực hiện sau khi đã ổn định nhịp thở:

    • Khám họng: Bác sĩ sẽ chiếu đèn để có thể nhìn xuống cổ họng, xem xét nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau thanh quản. Song song đó, việc gây tê cục bộ ngay trong lúc khám có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.

    • Chẩn đoán hình ảnh Y học chụp X-quang ngực hoặc cổ: Do nguy cơ có thể dẫn đến biến cố khó thở đột ngột, trẻ em có thể được chụp X-quang tại giường thay vì ở khoa chẩn đoán hình ảnh - nhưng chỉ sau khi đường thở được bảo vệ. Với bệnh viêm nắp thanh quản, nếu có kèm theo hẹp thanh môn, chụp X-quang có thể tiết lộ dấu hiệu nóc nhà thờ.

    • Cấy dịch tại họng và xét nghiệm máu: Đối với quá trình nuôi cấy, nắp thanh quản được phết lấy dịch bằng tăm bông và mẫu mô được kiểm tra xem có Hib hay không. Cấy máu thường được thực hiện vì có thể diễn tiến đến nhiễm trùng huyết - một bệnh nhiễm trùng máu nặng - có thể xảy ra sau viêm nắp thanh quản.

    Bác sĩ DSG

    Phương pháp điều trị viêm nắp thanh quản

    Điều trị viêm nắp thanh quản trước tiên là đảm bảo rằng người bệnh vẫn có thể tự thở được, sau đó điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đã xác định hay nguyên nhân gây ra bệnh.

    Trợ giúp đường thở

    Ưu tiên đầu tiên trong điều trị viêm nắp thanh quản là đảm bảo rằng người bệnh vẫn luôn nhận đủ không khí. Điều này có thể có nghĩa là:

    • Đeo mặt nạ thở để tăng cường cung cấp oxy đến phổi.

    • Đặt ống thở vào khí quản qua mũi hoặc miệng (đặt nội khí quản). Ống phải được giữ nguyên cho đến khi tình trạng sưng tấy trong cổ họng đã giảm bớt - đôi khi cần đến vài ngày.

    • Mở khí quản ra da. Trong trường hợp nghiêm trọng khẩn cấp hoặc nếu các biện pháp bảo tồn bên trên không thành công, bác sĩ có thể phải tạo một đường thở khẩn cấp bằng cách đâm kim trực tiếp vào lớp sụn trong khí quản của bệnh nhân. Thủ thuật này cho phép không khí từ môi trường bên ngoài đi trực tiếp vào phổi mà không cần đi qua thanh quản.

    Điều trị nhiễm trùng

    Nếu viêm nắp thanh quản của người bệnh được xác định là có liên quan đến nhiễm trùng, chỉ định tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch sẽ được tiến hành. Các nhóm kháng sinh thường dùng:

    • Kháng sinh phổ rộng: Đối với tình trạng nhiễm trùng cần phải được kiểm soát nhanh chóng. Lúc này, người bệnh có thể sẽ được tiêm truyền kháng sinh phổ rộng ngay lập tức, thay vì sau khi nhận được kết quả của cấy máu và cấy mô.

    • Kháng sinh nhắm mục tiêu: Loại thuốc ban đầu có thể được thay đổi sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm nắp thanh quản sau khi nuôi cấy.

    Trên đây là chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

    Phương Linh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-duoc-sai-gon-no-ve-benh-viem-nap-thanh-quan-a355112.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.