+Aa-
    Zalo

    Bà mẹ trẻ 2 con than trời vì thu nhập 30 triệu 1 tháng mà "tiền cứ đi đâu hết"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thu nhập khá cao với số tiền 30 triệu 1 tháng, thế nhưng "tiền cứ đi đâu", tháng nào hết sạch tháng đó khiến bà mẹ trẻ 2 con đau đầu.

    Thu nhập khá cao với số tiền 30 triệu 1 tháng, thế nhưng "tiền cứ đi đâu", tháng nào hết sạch tháng đó khiến bà mẹ trẻ 2 con đau đầu.

    Tiêu bao nhiêu tiền, tiết kiệm bao nhiêu tiền trong khoản thu nhập của gia đình kiếm được luôn là vấn đề khiến các bà mẹ trẻ đau đầu và hao tổn thời gian suy nghĩ, tính toán. Làm nhiều thì tiêu nhiều, làm ít thì tiêu ít nhiều khi không còn đúng, bởi trong sinh hoạt gia đình có hàng trăm thứ khoản dùng đến tiền và phát sinh ngoài ý muốn. Vì vậy, có những gia đình thu nhập thấp nhưng chi phí sinh hoạt vẫn cao. Còn gia đình thu nhập cao vẫn tháng nào hết tháng đó mà không bỏ ra được khoản nào để dành lúc ốm đau bệnh tật.

    Chính vì thế, chị em phụ nữ thường hay có tâm lý chia sẻ chuyện chi tiêu vừa là để trút hết nỗi lòng cho vơi nhẹ, vừa với mong muốn được bày cách chi tiêu tiết kiệm, hợp lý hơn.

    Với tâm lý đó mà mới đây, bà mẹ trẻ 2 con K.M.C. đã lên hội chị em trút bầu về chuyện chi tiêu cho gia đình 4 người mỗi tháng hết 30 triệu đồng.

    Tính toán trong chi tiêu luôn là vấn đề khiến chị em phải vắt óc suy nghĩ.



    Bà mẹ trẻ cho hay, gia đình chị có 4 người gồm 2 vợ chồng và một con 6 tuổi, một con 4 tuổi. Gia đình chị đã có nhà ở ngoại thành Hà Nội và đang vay ngân hàng 600 triệu đồng. Phương tiện đi lại là 1 ô tô, 1 xe máy, 2 con học ở trường công lập.

    Chị than thở: “Các mẹ cho ý kiến về việc tiết kiệm tiền bạc với thu nhập gia đình khoảng 30 triệu/ 1 tháng đi ạ. Nhà mình thu nhập khoảng 30 triệu/1 tháng mà vẫn thấy tiền cứ đi đâu”.

    Cụ thể:

    1. Ăn sáng + cafe: 2 triệu

    2. Ăn trưa + tối: 3 triệu

    3. Xăng xe, gửi xe: 3 triệu

    4. Lãi Ngân hàng: 6,7 triệu

    5. Thuốc lá, kẹo bánh: 1 triệu

    6. Học phí của con: 1,2 triệu

    7. Sách, báo, truyện, phụ kiện, tiêu vặt: 500k

    8. Sữa, hoa quả: 1 triệu

    9. Điện nước, xà phòng, nước xả vải…: 2 triệu

    10. Gas, gạo…: 500k

    11. Quần áo dày dép: 1 triệu (vài tháng mua 1 lần)

    12. Ma chay, cưới xin, cưới hỏi, lễ tết: 1.5 triệu (chưa tính giỗ bố chồng 10 mâm – không nhận phong bì)

    13. Thuốc men, quỹ phòng bệnh: 300k

    14. Bảo hiểm nhân thọ: 4,8 triệu

    Như vậy, theo bảng tính toán của bà mẹ trẻ này thì một tháng gia đình chị mất 28,5 triệu đồng cho các khoản chi tiêu.

    Có lẽ với nhiều chị em, không riêng gì với bà mẹ trẻ này, số tiền gần 30 triệu 1 tháng cho 4 người là mức khá cao. Chính vì vậy mà chị than thở: “Thu nhập 30 triệu 1 tháng mà tính ra chỉ dư dư chút xíu, bỏ tiền trả ngân hàng thì ít, mà gửi tiết kiệm thì chẳng đành. Theo các mẹ, trong các khoản trên đây, khoản nào nên để, khoản nào nên cắt, tại sao?”, bà mẹ trẻ kêu gọi chị em phụ nữ đưa ra cao kiến.

    Lựa chọn hàng khuyến mại là một trong những cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.

    Đối lập với suy nghĩ của bà mẹ trẻ này, Huong Le lại cho rằng, việc chi tiêu như vậy là quá tiết kiệm rồi. Huong Le nhẩm tính: “30 triệu thì tiền bảo hiểm với trả nợ ngân hàng hết 11,5 triệu là còn có 18,5 triệu thôi”.

    Huong Le góp ý: “Mình chỉ thấy chi cho điện nước thì nhiều quá mà ăn trưa với tối có vẻ hơi ít. Nếu bạn muốn tiết kiệm có thể nấu ăn sáng ở nhà sẽ sạch và tiết kiệm hơn”.

    Còn bà mẹ Ánh Kem thì cho rằng, thay vì nghĩ cách tiết kiệm tiền thì hãy nghĩ cách kiếm ra nhiều tiền hơn: “Phải nghĩ cách kiếm thêm thôi chị ạ. Chỉ có cách nghĩ kiếm thêm thu nhập thôi chứ giờ mà bảo tiết kiệm thì khó lắm, vì khi chi tiêu mình đã cố gắng cân đối rồi”.

    Nhìn danh sách các khoản chi ngót nghét 30 triệu 1 tháng của bà mẹ trẻ 2 con, Cẩm Thạch Trần đưa ra lời khuyên: “Khoản chi cho thuốc lá mình nghĩ nên cắt luôn và giảm bớt bánh kẹo. Hút thuốc vừa tốn tiền lại hại sức khỏe, bánh kẹo ăn cho có thôi chứ cũng nên giảm. Toàn hóa chất mà tốn tiền”.

    Trước những lời khuyên và góp ý chân thành của hội chị em, bà mẹ trẻ K.M.C. lên tiếng cảm ơn, tuy nhiên lại giãy bày thêm về thắc mắc của các chị em: “Nhà mình ở xa, sáng đi làm mất 1 tiếng nên thực sự sáng dậy không chuẩn bị được đồ ăn sáng. Sáng nào cũng dậy là lượt quần áo, lo ăn sáng và đưa con đi học và đi làm. Đi xe máy nhiều khi cũng mệt lắm, đang phấn đấu mua ô tô nữa nhưng thực ra mình muốn chuyển về nội thành làm hơn.

    Vợ chồng mình đang ở với cụ 92 tuổi, bà ngoại chồng, mẹ chồng 72 tuổi, 2 đứa cháu ở quê và cho thuê nhà tầng 1 (tiền cho thuê mẹ chồng cầm) nên việc 2 triệu điện, nước là bao gồm các cháu luôn (các cháu ở tầng 3, chiều đi học về trông nom 2 bé nhà mình cũng đỡ).

    Còn ăn trưa, ăn tối thực ra nhà mình ăn rất ít vì bà ngoại lên là lại đồ nọ đồ kia, còn thỉnh thoảng ra ngoài ăn là có người mời nên tháng 30 ngày nhưng thực tế chỉ ăn khoảng 20 bữa tối là nhiều, còn trưa thì chắc chỉ khoảng 2,3 ngày/tháng thôi”.

    Than thì vẫn than nhưng chi thì vẫn phải chi, nhiều chị em bế tắc khi không thể tìm ra cách giải quyết và việc tâm sự cho mọi người nghe dường như chỉ để chút ra nỗi lòng rằng mấy chục triệu một tháng cũng vẫn hết vì có hàng tỷ thứ phát sinh cần đến tiền và để các ông chồng hiểu rằng khi chị em có kêu hết tiền thì cũng đừng thắc mắc tại vì sao lại nhanh hết tiền và hết nhiều như vậy. Bởi đã là người lao động vất vả để kiếm ra đồng tiền thì ai cũng trân trọng và hiểu ra giá trị của nó, đặc biệt với người đã lập gia đình.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-me-tre-2-con-than-troi-vi-thu-nhap-30-trieu-1-thang-ma-tien-cu-di-dau-het-a147216.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan