(ĐSPL) - Kiểu dáng phong phú, màu sắc bắt mắt những những loại áo tắm trẻ em giá rẻ này đều là hàng Trung Quốc kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi trẻ sử dụng, rất dễ gây ra các bệnh ngoài da...
Áo tắm trẻ em 30.000 đồng/chiếc
Theo khảo sát của PV báo Đời sống & Pháp luật tại một số chợ Trung tâm trên địa bàn Hà Nội: Chợ Đồng Xuân, Chợ Cầu Diễn, Chợ Sấu, chợ Dịch Vọng và chợ Nhà Xanh,...mặt hàng áo tắm trẻ em được bày bán ở hầu khắp các quầy hàng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng phong phú, màu sắc bắt mắt.
Tại một kiot trong chợ Dịch Vọng, chủ hàng cửa cho hay, áo tắm luôn là mặt hàng bán chạy nhất vào mỗi dịp hè. Lượng người đến mua rất đông. "Trung bình mỗi ngày, cửa hàng chị bán được khoảng 20 bộ. Vì chất liệu giống nhau là thun trơn nên giá cả tùy thuộc vào kiểu dáng. Những kiểu đơn giản không bèo có giá từ 60.000 - 70.000 đồng/bộ. Những bộ có bèo điệu hơn một chút giá lên đến 120.000 - 130.000 đồng. Nhưng cũng có bộ lên đến 200.000 đồng.
Khác nhau về giá cả, kiểu dáng nhưng mặt hàng này lại "gặp nhau" ở cùng 1 điểm là không có xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, loại có nhãn mác thì hầu hết là hàng Trung Quốc giá rẻ.
“Hàng giá rẻ, do Việt Nam sản xuất cả đấy, không có nhãn mác để giảm giá thành sản phẩm thôi. Các cô muốn nhãn mác chứ gì, có ngay, khó gì đâu”, chủ kiot ở chợ Dịch Vọng cho biết khi PV hỏi về nhãn mác, xuất xứ của mặt hàng áo tắm trẻ em.
Tại chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, HN), theo phản ánh của một số người bán hàng trong chợ, vào các buổi chiều muộn hay có một số xe ô tô chở quần áo trẻ em đến đây bán chất đống với đủ thể loại mầu sắc khác nhau. "Áo tắm thì cực rẻ chỉ có 30.000-40.000 đồng/chiếc. Đủ loại kiểu dáng từ một mảnh cho đến hai mảnh. Có người thấy rẻ một lúc mua 5-6 bộ liền.", một người bán hàng cho biết.
Không chỉ có các chợ mới bán hàng không rõ nguồn gốc, tại các cửa hàng Made in Việt Nam cũng bị trà trộn khá nhiều.
Tại một cửa hàng chuyên đồ tắm ở Cầu Giấy. Cửa hàng này bán rất nhiều loại quần áo tắm trẻ em với độ tuổi khác nhau. Giá bán mỗi bộ cũng đắt lên theo độ tuổi. Bộ rẻ nhất tại cứa hàng là 90.000 đồng, có những bộ được bán với giá 300.000 đồng.
Những sản phẩm có giá trên 300.000 được gắn mác, có xuất xứ hàng hóa cụ thể, những sản phẩm có giá dưới 200.000 đồng tuy có mác nhưng mác chỉ là dòng chữ duy nhất: “made in Việt
Chủ cửa hàng nảy luôn miệng khẳng định: “Toàn bộ hàng của anh đều là hàng Việt
Việc các cửa hàng chà trộn hàng không rõ nguồn gốc để bán là điều không mới. Tuy nhiên người dùng lại không phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng "gắn mác cho sang".
Chị D (Mai Dịch, Cầu Giấy, HN) bức xúc: "Vì sợ mua hàng chợ sẽ không an toàn nên đợt nghỉ lễ vừa rồi có lần tôi ra cửa hàng made in Việt
"Chất liệu đặc thù của đồ bơi, áo tắm là thun trơn, nếu là hàng chất lượng tốt sẽ rất bền. Tuy nhiên đối với hàng rẻ tiền đều mỏng dễ bị rút sợi. Màu sắc quần áo lòe loẹt dại mắt. Nhất là những bộ pha nhiều màu khác nhau đều là vải tạp nham kém chất lượng, chắc chắn là đồ may gia công hoặc hàng Trung Quốc kém chất lượng", cô Cách một người bán quần áo lâu năm cho biết.
Mẹ tiết kiệm, hại sức khỏe con
Việc quần áo không rõ nguồn gốc vẫn được bầy bán tràn lan trên thị trường và được nhiều người đón nhận từ lâu đã là hình ảnh quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Họ vô tâm với sức khỏe của mình là một nhẽ, nhưng với trẻ em, nhiều ông bố bà mẹ cũng bị tâm lí "đại khái" dẫn đến thành vô tâm với sức khỏe của con.
"Từ trước tới nay nhà tôi toàn dùng hàng chợ, loại nào rẻ là mua. Trẻ con lớn nhanh, vài tháng lại phải mua quần áo mới. Kinh tế gia đình eo hẹp, lấy đâu tiền mua đồ hiệu. Tiết kiệm mấy năm, năm nay mới có điều kiện đưa 2 con nhỏ đi biển Đồ Sơn chơi, đồ tắm mặc có 1 lần, mua đồ rẻ cho đỡ phí", Chị M (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết.
Hầu hết các loại áo tắm trẻ em giá rẻ đều là hàng Trung Quốc kém chất lượng |
PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Tất cả những mặt hàng quần áo không nhãn mác, bán trôi nổi trên thị trường hầu hết là hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại cho người dùng bởi các chất có trong quá trình nhuộm vải. Nhất là chất NPE phát hiện thấy trong quần áo Trung Quốc thực chất có tên gọi khoa học Nonyl Phenol Ethoxylate gồm các chất hoạt động bề mặt nonion có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, sơn, giấy dệt, các polymer hệ nhũ tương và nhiều ứng dụng khác. Các chất hoạt động bề mặt này có tác dụng làm tăng hoạt động bề mặt, tạo khả năng tẩy rửa, thấm ướt tốt và khả năng hòa tan cũng như khả năng tạo nhũ tương tốt. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng chất NPE vì có ảnh hưởng tới hệ hoóc môn, hệ thần kinh con người nhưng nhà sản xuất biết mà vẫn dùng là phạm luật.
Theo ông Thịnh: "Cách tốt nhất là các ông bố, bà mẹ nên nói không với những loại quần áo trẻ em lòe loẹt, không nguồn gốc để tránh gây hại cho con".
Cũng theo một bác sỹ da liễu, việc sử dụng quần áo không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da cho bé, "áo tắm trẻ em nếu mua loại không tốt, ngoài nguy cơ về chất nhuộm vài còn nguy cơ về việc loại sản phẩm này rất bí, trẻ mặc vào dễ bị dị ứng, viêm da".
Đức An
Video: Kinh hoàng quy trình sản xuất gạo nhựa Trung Quốc[mecloud]a9bWOfk0Vo[/mecloud]