+Aa-
    Zalo

    “Ánh sáng cuối đường hầm” cho bệnh nhân mất ngủ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến- Nghiên cứu khoa học Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong những người bệnh đến khám tại Khoa

    PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến- Nghiên cứu khoa học Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong những người bệnh đến khám tại Khoa Thần kinh của bệnh viện thì có tới 60 - 70% mắc bệnh mất ngủ. Trong đó, cũng có rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi.

    Có những tiếng thở dài trong đêm vắng

    Khi màn đêm buông xuống, khi con người và vạn vật chìm trong giấc ngủ say, thì đâu đó, vẫn có những tiếng thở dài, những cái xoay người , trằn trọc, trăn trở chỉ vì căn bệnh mất ngủ nan y.

    Bác Phạm Văn Minh (60 tuổi , ở Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội) đã mất ngủ tới 20 năm nay. Bác tâm sự: “20 năm trước, tôi gặp 1 biến cố trong công việc, công ty đứng trước nguy cơ phá sản và phải tinh giản biên chế hàng loạt cán bộ. Lo lắng, suy nghĩ cho công việc, cho miếng cơm manh áo của gia đình 6 miệng ăn khiến tôi mất ngủ trắng đêm. Tới tận giờ, khi tất cả kinh tế đã ổn định từ lâu, con cái cũng yên bề gia thất, chẳng cần lo lắng gì nữa nhưng tôi vẫn không thể ngủ được. Cũng đã đi chạy chữa đủ các bệnh viện, từ khoa thần kinh của bệnh viện Bạch Mai, rồi bệnh viện Lão Khoa, Bệnh viện 108, đi đâu tôi cũng được bác sĩ kê cho thuốc an thần tây y về uống. Nhưng, cứ uống thuốc thì tôi ngủ lại 1 chút, không uống thuốc thì đâu lại hoàn đây, mà uống thuốc tây lại quá mệt mỏi, sáng dậy chân tay rã rời, đầu nặng như đeo đá, tôi chẳng làm được việc gì ra hồn”

    Tương tự như trường hợp của bác Minh, chị Phạm Thu Hường ( 34 tuổi, phường 11, quận Phú NHuận, thành phố Hồ Chí Minh) vừa phải cáng đáng việc tại ngân hàng lại 1 mình chăm 2 con nhỏ khiến chị thường xuyên rơi vào trạng thái stress, mất ngủ. “11h đêm tôi đi ngủ thì phải 2 giờ sáng tôi mới ngủ được, nhưng tới 5h tôi đã tỉnh giấc. Giấc ngủ chập chờn không sâu, con còn nhỏ, chỉ cần bé cựa mình tôi cũng tỉnh theo. Tuổi tôi còn quá trẻ nên không dám dùng thuốc ngủ vì sợ tác dụng phụ”, chị Hường tâm sự trong sự bế tắc.

    Trong cuộc sống hiện có quá nhiều áp lực, mỗi con người có nhiều gánh nặng trên vai, thì những tiếng thở dài, những cái trở mình trong đêm hòa cùng tiếng tíc tắc của đồng hồ vẫn còn nhiều lắm.

    Loay hoay với vòng luẩn quẩn stress - mất ngủ - thuốc an thần – nhờn thuốc - mất ngủ lại - stress

    Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương làm phóng thích nhiều nội tiết tố (adrenalin, cortisol...) để giúp cơ thể tăng khả năng thích ứng. Tác động này với cường độ cao hoặc với cường độ nhỏ kéo dài sẽ dẫn đến ức chế quá mức làm cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp. Stress và mất ngủ như một cái vòng luẩn quẩn, stress gây ra mất ngủ, mất ngủ lại làm tăng stress.

    TS Tô Danh Phương - PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cảnh báo: “Đa phần bệnh nhân mất ngủ đang có quan niệm sai lầm khi tỏ ra nóng vội trong việc chữa trị. Tâm lý muốn lấy lại giấc ngủ càng sớm càng tốt đã thúc đẩy họ dùng nhiều thuốc Tây. Nhưng điều này chỉ chữa được phần ngọn nhưng lại dễ xảy ra tác dụng phụ khi dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh gây không tỉnh táo, ảo giác, mất trí nhớ và tâm thần. Hơn nữa, thuốc an thần gây nhờn thuốc, sau 1 thời gian sử dụng, hiệu quả trên giấc ngủ sẽ kém đi”.

    Liệu bệnh nhân mất ngủ có tìm được “ánh sáng cuối đường hầm”

    Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Khoa Thần kinh - tâm lý Bệnh viện Đại học Y dược tư vấn : với bệnh nhân mất ngủ cần phải phối hợp nhiều giải pháp trị liệu: Vệ sinh giấc ngủ, giảm stress, tâm lý trị liệu và dùng thuốc đúng cách:

    - Trước khi lên giường ngủ: Không đọc những truyện quá lôi cuốn hấp dẫn, không xem tivi trên giường ngủ, không cãi cọ hay tranh luận căng thẳng, không dùng chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, chocolate), không ăn tối quá trễ, quá no, không uống nhiều nước trước ngủ 2 giờ, không tập thể thao nặng buổi tối, không lạm dụng thuốc ngủ.

    - Massage nhẹ, thư giãn, tạm quên những lo toan, phòng ngủ thoáng mát, ánh sáng dịu mát (không nên bố trí ánh sáng trắng), giường gối êm ái, mùi thơm dịu nhẹ.
    - Nên ngủ và dậy đúng giờ, dậy ngay khi thức giấc (đừng nằm "nướng").

    Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y bệnh viện trung ương quân đội 108 đưa ra lời khuyên: “Việc điều trị chứng mất ngủ, quan trọng nhất là tìm ra cái gốc của bệnh, về điều này Đông y làm rất tốt bởi tính năng an toàn và hiệu quả của nó đã được công nhận rộng rãi. Hiện nay, các nhà khoa học Soken ở Nhật đã tìm thấy lactium, được tinh chế từ sữa có tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần kết hợp thêm những thảo dược giúp an thần như cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia để giấc ngủ được cải thiện nhanh nhất “

    Bác sĩ Toàn chia sẻ “ Hiện nay, trên thị trường, có sản phẩm BoniSleep của Canada là có công thức toàn diện, có sự kết hợp của đầy đủ các thành phần trên. Ngoài ra, BoniSleep còn có hoạt chất L-theanin chiết xuất từ trà xanh tạo ra trạng thái thư giãn sâu và tinh thần tỉnh táo, làm dịu căng thẳng. GABA làm tăng đáng kể sóng alpha và giảm sóng Beta trên não, có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm lo lắng, tăng khả năng miễn dịch, gây ngủ và chống trầm cảm. Như vậy, BoniSleep không chỉ cải thiện giấc ngủ, mà còn hỗ trợ điều trị tận gốc mất ngủ do stress”.

    Điện thoại tư vấn: 043.766.2222 - 043.760.6666 - 0984.464.844 - 043.734.2904
    Văn phòng tư vấn : 204H, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/anh-sang-cuoi-duong-ham-cho-benh-nhan-mat-ngu-a195798.html
    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Mất ngủ và muốn ngủ được ngay là tâm lý chung của những bệnh nhân mất ngủ vì thế họ thường tìm tới thuốc tây như một giải pháp hiệu quả. Nhưng mặt trái của thuốc ngủ...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Mất ngủ và muốn ngủ được ngay là tâm lý chung của những bệnh nhân mất ngủ vì thế họ thường tìm tới thuốc tây như một giải pháp hiệu quả. Nhưng mặt trái của thuốc ngủ...