+Aa-
    Zalo

    Anh rời khỏi EU, các nước thành viên phản ứng ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc Thủ tướng Anh ký bức thư gửi tới Chủ tịch EU Donald Tusk để thông báo việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, các nước thành viên đã có phản ứng khác nhau.

    Việc Thủ tướng Anh ký bức thư gửi tới Chủ tịch EU Donald Tusk để thông báo việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, các nước thành viên đã có phản ứng khác nhau.

    Sau khi Thủ tướng Anh Theresa May ký bức thư lịch sử bắt đầu tiến trình đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nhiều nước thành viên đã có phản ứng trước động thái này của Anh.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, tiến trình Anh rời khỏi EU sẽ gây “tổn thương về mặt kinh tế” cho nước Anh. Tuy nhiên, động thái này sẽ "đẩy châu Âu tiến lên phía trước, với nhiều tốc độ khác nhau”.

    Ngày 29/3, bức thư đã được Chính phủ Anh gửi tới Chủ tịch EU Donald Tusk để chính thức thông báo việc nước này rời liên minh sau 44 năm là thành viên.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định quá trình đàm phán về việc Anh rời khỏi EU, sẽ diễn ra “công bằng và xây dựng”, đồng thời mong muốn Anh vẫn sẽ là đối tác thân thiết của Đức và Liên minh châu Âu trong tương lai.

    “Tôi mong muốn nước Anh và EU vẫn là những đối tác thân thiết. Đối với tôi, nước Anh vẫn là một bộ phận của châu Âu – một quốc gia châu Âu có nhiều giá trị chung với Đức”, bà Merkel nhấn mạnh.

    Còn Chính phủ Ireland cho biết các cuộc đàm phán Brexit sắp tới sẽ rất thách thức, nhưng đã được chuẩn bị tốt cho những khó khăn phía trước. Trong một thông cáo, Chính phủ Ireland cho biết đã tiến hành những bước đi quan trọng để đảm bảo cho nền kinh tế.

    Ngày 28/3, Thủ tướng Anh Theresa May ký bức thư lịch sử bắt đầu tiến trình đưa nước Anh rời khỏi EU.

    Ngày 29/3, bức thư đã được Chính phủ Anh gửi tới Chủ tịch EU Donald Tusk để chính thức thông báo việc nước này rời liên minh sau 44 năm là thành viên.

    "Chúng ta là một liên hiệp người dân và quốc gia có lịch sử đáng tự hào cùng một tương lai tươi sáng. Và giờ đã đến lúc đưa ra quyết định rời EU, đã đến lúc chúng ta đoàn kết", bà May cho biết trong một tuyên bố sau đó.

    Điều 50, Hiệp ước Lisbon của EU, đã được kích hoạt ngay sau đó. Quá trình đàm phán dự kiến kéo dài hai năm, đồng nghĩa Anh sẽ chính thức tách khỏi EU hoàn toàn vào năm 2019.

    Thủ tướng Theresa May ký bức thư lịch sử đưa nước Anh rời khỏi EU. Ảnh Straitstimes.

    Tối 28/3, Thủ tướng Anh đã điện đàm riêng với ông Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

    "Họ nhất trí EU mạnh mẽ là lợi ích của mọi bên và Anh sẽ vẫn là một đồng minh thân thiết. Họ còn nhất trí về tầm quan trọng của việc bắt đầu đàm phán với tinh thần tích cực, có tính xây dựng, đảm bảo tiến trình rời đi suôn sẻ, trật tự", Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết.

    Thủ tướng May cũng cam kết sẽ “đại diện cho mỗi người trong Vương quốc Anh” trong các cuộc đàm phán.

    "Quyết tâm của tôi là đạt được thỏa thuận đúng đắn cho mọi người ở nước Anh", Thủ tướng Anh phát biểu.

    "Vì khi đối mặt với những cơ hội phía trước trong cuộc hành trình quan trọng này, những giá trị, lợi ích và tham vọng có thể kết nối chúng ta lại với nhau”, bà May cho biết.

    Sir Tim Barrow, phát ngôn viên của Downing Street cho biết, Chính phủ Anh muốn quá trình đàm phán bắt đầu sớm, nhưng hiểu rõ việc "27 nước EU khác cần có thời gian để thống nhất lập trường của họ”.

    Anh tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời EU (Brexit) hồi tháng 6/2016. Kết quả, 52% người đi bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch này.

    Đào Vũ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/anh-roi-khoi-eu-cac-nuoc-thanh-vien-phan-ung-ra-sao-a185823.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan