+Aa-
    Zalo

    Anh nông dân thu nhập cao nhờ nuôi con vật hoang dã "óng ánh dưới nắng trời"

    (ĐS&PL) - Nhờ nuôi con vật có đặc tính "óng ánh dưới nắng trời", anh nông dân ở Hậu Giang thu nhập cao.

    Thu nhập cao nhờ nuôi con vật hoang dã

    Tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhiều nông hộ, bao gồm cả gia đình anh Văn Công Tuấn, đang có thu nhập đáng kể từ mô hình nuôi rắn hổ hành trong chuồng. Mặc dù không yêu cầu diện tích lớn, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Theo anh Tuấn, chỉ cần khoảng 35m2 là đủ để nuôi khoảng 300 con rắn hổ hành. Loài rắn này dễ nuôi, ít bệnh tật và thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, rắn mối...

    Anh nông dân thu nhập cao nhờ nuôi rắn hổ hành. Ảnh: Dân Việt

    Anh nông dân thu nhập cao nhờ nuôi rắn hổ hành. Ảnh: Dân Việt

    Sau 8 tháng nuôi, rắn con đạt trọng lượng khoảng 550 gram (loại I) và có giá bán từ 300.000 - 320.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí con giống và thức ăn (khoảng 50.000 đồng/con), người nuôi vẫn thu về lợi nhuận hơn 100.000 đồng/con.

    Anh Văn Công Tuấn cho biết thêm, gia đình anh đang nuôi gần 200 con rắn hổ hành, đạt trọng lượng gần 450gram.

    Rắn hổ hành rất nhẹ công chăm sóc, không cần vệ sinh chuồng trại, mỗi tuần chỉ cho ăn 2 lần.

    Đặc tính của rắn hổ hành

    Rắn hổ hành (Xenopeltis unicolor), thuộc họ rắn Mống, nổi bật với lớp vảy óng ánh ngũ sắc dưới ánh sáng. Rắn trưởng thành có thể đạt chiều dài 1,3 mét. Đầu rắn được bao phủ bởi các vảy lớn tương tự như các loài rắn nước (Colubridae), trong khi vảy bụng chỉ hơi nhỏ hơn.

    Rắn hổ hành không có các cơ quan thoái hóa ở vùng xương chậu. Lưng rắn thường có màu nâu, nâu ánh đỏ hoặc nâu ánh đen, trong khi bụng có màu xám trắng không hoa văn. Đặc biệt, vảy rắn có tính chất ngũ sắc cao, tạo nên màu sắc óng ánh đặc trưng khi gặp ánh sáng.

    Dưới ánh nắng mạnh, rắn mống sẽ tỏa ra ánh sáng óng ánh nhiều màu rất đẹp mắt. Ảnh: kienthuckhoahoc.org

    Dưới ánh nắng mạnh, rắn mống sẽ tỏa ra ánh sáng óng ánh nhiều màu rất đẹp mắt. Ảnh: kienthuckhoahoc.org

    Là loài chuyên đào bới, rắn hổ hành dành phần lớn thời gian sống ẩn mình dưới đất. Chúng chỉ xuất hiện vào lúc chạng vạng để săn mồi, chủ yếu là ếch nhái, rắn nhỏ và các loài thú nhỏ khác. Không có nọc độc, rắn hổ hành hạ gục con mồi bằng cách quấn và siết chặt cơ thể, tương tự như loài trăn.

    Vì sao rắn hổ hành là "khắc tinh" của các loài rắn độc?

    Điểm đặc biệt giúp rắn hổ hành săn mồi hiệu quả nằm ở hàm răng linh hoạt, có thể gập lên xuống. Khi tấn công, răng rắn cắm chặt vào con mồi và gập ngược về sau, giữ chặt con mồi, ngăn không cho chúng thoát ra. Cấu tạo răng đặc biệt này còn giúp rắn hổ hành nuốt trọn con mồi dễ dàng.

    Ngoài ra, rắn hổ hành còn có khả năng kháng nọc độc của một số loài rắn độc, bao gồm cả một số loài thuộc họ rắn hổ như hổ mang, cạp nia, cạp nong... Nhờ vậy, rắn hổ hành có thể săn và ăn thịt những con rắn độc mà chúng bắt gặp.

    Rắn hổ hành là "khắc tinh" của các loài rắn độc. Ảnh: kienthuckhoahoc.org

    Rắn hổ hành là "khắc tinh" của các loài rắn độc. Ảnh: kienthuckhoahoc.org

    Tuy nhiên, khả năng này chỉ áp dụng với những con rắn độc có kích thước nhỏ hơn. Khi đối mặt với những loài rắn độc lớn hơn như hổ chúa, rắn hổ hành khó có thể chiến thắng và thậm chí có thể trở thành con mồi.

    Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên giết hại hay xua đuổi rắn hổ hành nếu bắt gặp chúng trong vườn nhà. Thay vào đó, hãy giữ chúng lại như một "quản gia" giúp kiểm soát số lượng rắn độc trong vườn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-thu-nhap-cao-nho-nuoi-con-vat-hoang-da-ong-anh-duoi-nang-troi-a450214.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan