+Aa-
    Zalo

    Ăn hải sản theo cách này chẳng khác gì nạp "thạch tín" vào cơ thể, nhiều người vẫn vô tư mắc phải

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành "thạch tín", đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

    Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành "thạch tín", đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

    Để thưởng thức hải sản một cách an toàn và bổ dưỡng nhất, hãy nhớ kỹ những lưu ý dưới đây:

    Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu: Cẩn thận bệnh gout

    Các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric. Lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe con người.

    Hải sản và hoa quả: Gây đau bụng

    Các loại hải sản như cua, tôm, cá… thường chứa hàm lượng cao protein và canxi. Trong khi đó, hoa quả lại rất giàu acid tannic. Canxi trong hải sản kết hợp với acid tannic trong hoa quả sẽ tạo thành canxi không hòa tan gây kích thích tiêu hóa, dẫn tới các phản ứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và một số triệu chứng ngộ độc khác.

    Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành "thạch tín" đối với cơ thể. Ảnh minh họa

    Uống trà sau khi ăn hải sản: Nguy cơ cao mắc sỏi thận

    Lá trà cũng có đặc tính tương tự như hoa quả - rất giàu acid tannic. Uống trà ngay sau khi vừa ăn hải sản sẽ cản trở quá trình hấp thu protein và tạo thành canxi không hòa tan, gây đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Thời điểm tốt nhất để thưởng thức trà sau khi ăn hải sản là khoảng 2 tiếng.

    Không ăn sống hải sản, nấu tái:

    Chị em nội trợ lưu ý, để giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng, độ ngọt và thơm ngon của hải sản, chị em nên nấu chín thực phẩm bằng các phương pháp hấp, luộc, nước, xào, chiên rán. Để khử sạch mùi tanh của hải sản, bạn có thể sử dụng hành, tỏi, muối trắng và rượu nấu ăn. Trong hải sản thường có nhiều ký sinh và vi trùng. Vì vậy, bắt buộc phải nấu chín kỹ mới đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

    Không luộc hấp hải sản đông lạnh:

    Với hải sản đông lạnh, để lâu ngày trong ngăn đá không nên hấp, thay vào đó nên chiên, xào, rán. Với hải sản trữ đông trong thời gian dài sẽ hình thành nhiều vi khuẩn, protein bị tiêu hao, dinh dưỡng và hương vị không còn vẹn nguyên như thủa ban đầu. Thế nên nếu hấp, thịt hải sản sẽ khô, bở, kém ngon.

    Không ăn hải sản đã chết ươn, không còn tươi sống:

    Chị em nên chọn hải sản tươi sống để đảm bảo trọn vẹn giá trị dinh dưỡng và hương vị của món ăn. Nếu là hải sản ướp đá, bạn nên xem xét thật kỹ, nếu hải sản đã bị sình ươn, chảy nhớt, mềm nhũn, có mùi khó chịu tốt nhất không nên mua.

    Hải sản khi chết, được bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đặc biệt là cá ngừ, cá thu,... thịt cá rất dễ biến thành chất độc, do axit amin histidin trong thịt cá biến thành histamine khiến con người bị đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-hai-san-theo-cach-nay-chang-khac-gi-nap-thach-tin-vao-co-the-nhieu-nguoi-van-vo-tu-mac-phai-a337976.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan