+Aa-
    Zalo

    An Giang: Xét xử các cựu quan chức huyện tham ô tài sản

    (ĐS&PL) - 23 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới (An Giang) và một số lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng vừa được đưa ra xét xử liên quan đến vụ án tham ô tài sản

    Theo báo Giao Thông, ngày 15/7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh An Giang đưa vụ án tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và mua bán trái phép hóa đơn ra xét xử sơ thẩm lần hai đối với 23 bị cáo là cựu cán bộ, lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới và một số lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng.

    Các bị cáo tại phiên xét xử. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

    Các bị cáo tại phiên xét xử. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

    Trong các bị cáo có ông Nguyễn Hồng Viễn, Cựu Phó chủ tịch UBND, Cựu Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Chợ Mới và ông Vũ Minh Thao , Cựu Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới.

    Các bị cáo còn lại gồm cựu phó chánh Văn phòng HĐND - UBND, cựu trưởng và phó Phòng Tài chính - Kế hoạch; cựu phó Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chợ Mới.

    Cùng bị xét xử là cựu bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND các xã Tấn Mỹ, Hòa An, Hòa Bình, Hội An, cùng các bị cáo là lãnh đạo công ty xây dựng, tư vấn, thiết kế và cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng.

    Tại phiên xét xử, nhiều bị cáo là cựu cán bộ huyện Chợ Mới cho biết bản thân có phạm tội, nhưng không đồng tình với cáo buộc.

    Báo Pháp luật TP.HCM dẫn cáo trạng thể hiện, từ năm 2019-2021, UBND huyện Chợ Mới còn nợ tiền tiếp khách gần 600 triệu đồng và tiền đã tạm ứng cho Phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH) huyện chi hoạt động thăm hỏi, chúc Tết Nguyên đán tổng cộng hơn 1,3 tỷ đồng.

    Để có tiền trả nợ, Thường trực UBND huyện Chợ Mới tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của các bị can gồm: Ngô Hoàng Hiếu (Chủ tịch), Vũ Minh Thao (Phó Chủ tịch), Nguyễn Hồng Viễn (Phó Chủ tịch), Nguyễn Văn Ven (Chánh Văn phòng HĐND - UBND), Lê Quốc Điền (Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND), Nguyễn Tuấn Minh (Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND) để bàn phương án tìm nguồn tiền trả nợ.

    Tại các cuộc họp, ông Ngô Hoàng Hiếu chỉ đạo chọn xã để yêu cầu thanh, quyết toán kinh phí gửi tiền về cho UBND huyện sử dụng. Sau các cuộc họp, bị can Viễn trực tiếp hoặc phân công Ven, Điền hoặc Minh liên hệ với chủ tịch UBND các xã Hòa An, Tấn Mỹ, Hòa Bình, Hội An để yêu cầu quyết toán lấy tiền gửi về UBND huyện.

    Thực hiện chỉ đạo, các chủ tịch UBND xã gồm: Lưu Văn Khôn (xã Hòa An), Trần Hữu Đức (xã Tấn Mỹ), Nguyễn Thị Bích Liễu (xã Tấn Mỹ), Đặng Thanh Bình (xã Hoà Bình), Bùi Minh Trí (Chủ tịch UBND xã Hội An) đã bàn bạc cùng các doanh nghiệp lập hồ sơ khống 13 công trình và giảm thi công một số hạng mục của 5 công trình đang thi công để quyết toán khống lấy tiền gửi cho UBND huyện, đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 3,4 tỷ đồng.

    Dự kiến phiên toà sẽ kéo dài từ ngày 15-18/7.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/an-giang-xet-xu-cac-cuu-quan-chuc-huyen-tham-o-tai-san-a445571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khi nào được đè vạch xương cá ?

    Khi nào được đè vạch xương cá ?

    Vạch xương cá hay còn gọi là vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch kẻ đường được sử dụng để phân chia các làn đường theo chiều đi ngược lại nhau.