Theo các hãng tin Ấn Độ, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tiếp cận với Nhật Bản để tiến tới việc thỏa thuận sản xuất 6 tàu ngầm tàng hình lớp Soryu tại Ấn Độ.
“New Delhi đã tiến tới đề nghị Tokyo “xem xét khả năng” sản xuất những tàu ngầm điện – diesel lớp Soryu tại Ấn Độ”, tờ Times of India (TOI) ngày hôm qua dẫn các nguồn dấu tên đưa tin.
Dự án 75- Ấn Độ của New Delhi để mua 6 tàu ngầm điện – diesel tiên tiến trị giá hơn 500 tỷ rupee (khoảng 8 tỷ USD) và có thể còn hơn. DCNS của Pháp, HDW của Đức, Rosoboronexport của Nga và Navantia của Tây Ban Nha đều dự kiến sẽ cạnh tranh nhau để đạt được hợp đồng này. Khi các tàu ngầm được sản xuất tại Ấn Độ, những công ty nước ngoài có nhu cầu cạnh tranh giành hợp đồng có thể sẽ thành lập một liên doanh với doanh nghiệp đóng tàu của Ấn Độ.
Đề nghị của Ấn Độ tới vào thời điểm New Delhi và Tokyo đang dần tăng cường quan hệ dưới sự lãnh đạo của ông Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cả 2 nhà lãnh đạo đều đang cách mở rộng địa vị của đất nước tới khu vực và đang thích thú với 1 mối quan hệ gần gũi có thể mang lại cho Tokyo cơ hội cạnh tranh. Tờ Times of India còn lưu ý rằng trước đây, Pháp, Đức và Nga đều đã sản xuất tàu ngầm cho Ấn Độ.
Đề nghị này cũng xuất hiện vào thời điểm khi Nhật Bản đang tìm cách thâm nhập vào thị trường vũ khí toàn cầu sau khi thoát khỏi lệnh cấm bán vũ khí cho nước ngoài tự áp đặt kéo dài 1 thập kỷ. Kể từ khi lệnh cấm được dỡ bỏ, Nhật Bản đã thảo luận việc bán các thủy phi cơ US-2i của tập đoàn ShinMaywa cho Ấn Độ.
Tokyo đặc biệt quan tâm đến việc thâm nhập vào thị trường tàu ngầm toàn cầu, hiện đang bị Nga, Pháp và Đức chi phối. Các nhà phân tích quốc phòng tin rằng tàu ngầm lớp Soryu của Tokyo sẽ là lựa chọn mang tính cạnh tranh cao trước những đối thủ từ Nga, Pháp và Đức.
Cộng tác viên thường xuyên của tờ The National Interest, Robert Farley từng viết: “Với trọng tải choán nước 4.200 tấn, tàu ngầm lớp Soryu lớn hơn đáng kể so với các tàu Type 214 (của Đức), Scorpene (Pháp) hay tàu ngầm Kilo được cải tiến của Nga và có thể mang nhiều vũ khí hơn. Kích thước này khiến chúng chạy êm hơn và lâu hơn so với các tàu khác trên thị trường. Với giá dự tính hiện nay khoảng 500 triệu USD, các tàu Soryu không quá đắt hơn so với các tàu khác”.
Hiện tại, Nhật Bản cũng đã có cuộc thương thảo với Australia về chương trình mua 12 tàu ngầm điện – diesel. Nếu dành được hợp đồng Dự án 75-Ấn Độ, 2 nhà sản xuất tàu ngầm lớp Soryu là Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries còn có lợi hơn nữa.
Tuy nhiên, không nên mong đợi Hải quân Ấn Độ sẽ sớm vận hành những tàu ngầm của Nhật Bản. Ấn Độ không dự kiến sẽ thắng thầu trong 2 năm mà sẽ mất ít nhất 7-8 năm sau khi chiếc tàu ngầm đầu tiên đi vào sử dụng.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-do-de-nghi-nhat-ban-ban-tau-ngam-tang-hinh-soryu-a81799.html