+Aa-
    Zalo

    Ăn cua mặt quỷ, một ngư dân nguy kịch, bác sĩ cảnh báo tránh nguy cơ ngộ độc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau ăn cua mặt quỷ khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, tê bì miệng, lưỡi, chân tay.

    Sau ăn cua mặt quỷ khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, tê bì miệng, lưỡi, chân tay. 

    Bệnh nhân Đỗ Văn Ch. (46 tuổi, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa) làm nghề đi biển. Vào ngày 27/3, bệnh nhân có ăn 1-4 con cua đã được luộc chín (người dân địa phương gọi loài cua này là “còng chữ thập”).

    Sau ăn khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, nôn nhiều và tê bì miệng, lưỡi, chân tay.

    Trước đây, gia đình đã từng ăn loài cua này một vài lần nhưng không có hiện tượng gì, đến lần này thì bị ngộ độc.

    Bệnh nhân được những người trên thuyền đưa vào bờ và đến cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Tĩnh Gia trong tình trạng nói khó, yếu nhẹ tứ chi.

    Sau đó, bệnh nhân yếu không thể nói được, không cử động được tay chân, khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn. Được các bác sĩ đã hồi sức, ép tim, bệnh nhân đã có mạch trở lại và được chuyển đến trung tâm Chống độc của bệnh viện Bạch Mai.

    Loại cua mặt quỷ mà bệnh nhân ăn. (Ảnh: TTXVN)

    TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết trên Lao động, bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ là ngộ độc cua mặt quỷ. Hiện bệnh nhân được điều trị hồi sức, thở máy, vận mạch, hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não.

    Tình trạng ngộ độc của bệnh nhân rất nặng, cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực. Hiện tiên lượng của bệnh nhân rất dè dặt, chưa thể nói trước điều gì.

    TTXVN dẫn khuyến cáo của bác sĩ cho hay, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, người dân tuyệt đối không nên ăn các loại cua này. Chỉ nên ăn các loại hải sản, cua, mực, tôm, ghẹ… quen thuộc. Những loại cua lạ, kỳ dị, hình hài khác thường thì không nên ăn.

    Những người dân đi biển cũng nên dự trữ mang theo than hoạt để trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc có thể gây nôn và uống ngay tại chỗ để giải độc. Trên tàu, thuyền đi biển cũng nên trang bị các phương tiện cấp cứu ban đầu.

    Các ngư dân cũng cần được tập huấn các kiến thức sơ cứu ban đầu để có thể sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-cua-mat-quy-mot-ngu-dan-nguy-kich-bac-si-canh-bao-tranh-nguy-co-ngo-doc-a360899.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan