Chia sẻ trên báo VOV, theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), quả cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất gồm vitamin A, C, K, B6, folate và thiamin; giàu kali, mangan, magiê, canxi, phốt pho, đồng, chất xơ và protein. Một cốc nước ép cà chua chứa 534mg kali.
Đặc biệt, trong thành phần cà chua còn có một số hợp chất hữu cơ như lycopene, quercetin, kaempferol, lutein, zeaxanthin, carotenoid, bioflavonoid, axit coumaric và axit chlorogenic tốt cho sức khỏe.
Cà chua chứa tất cả 4 loại carotenoid chính là alpha và beta-carotene, lutein và lycopene. Lycopene được cho có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong tất cả carotenoid. Đây cũng là phần quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng lành mạnh.
Người ta phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ cà chua có mối liên hệ với giảm thiểu nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau. Việc tiêu thụ vitamin C trong cà chua tăng lên có liên quan đến việc giảm khả năng mắc bệnh ung thư phổi, miệng, dây thanh âm, họng, đại tràng trực tràng, dạ dày và thực quản. Các loại trái cây như cà chua, cam, lựu rất giàu vitamin C do đó có khả năng phòng loại bệnh này.
Cà chua không chứa cholesterol và là nguồn thực phẩm tốt cho chế độ ăn kiêng. Một cốc nước cà chua cung cấp 9% chất xơ giúp giảm mức cholesterol cao. Cà chua cũng chứa niacin (vitamin B3), được sử dụng như một cách an toàn để giảm mức cholesterol.
Cà chua là nguồn cung cấp kali tốt được chứng minh là làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6 và folate trong cà chua cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa homocysteine thành các phân tử lành tính khác. Mức homocysteine cao có thể trực tiếp làm tổn thương thành mạch máu và liên quan đến việc tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tiêu thụ cà chua giúp tránh cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt là đối với nam giới. Những căn bệnh phổ biến này được cho là bắt nguồn từ sự thiếu hụt carotenoid, bao gồm lượng lycopene và beta carotene thấp trong cơ thể chúng ta. Uống nước ép cà chua giúp xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại cảm lạnh và cúm.
Cà chua là loại quả giàu chất dinh dưỡng, được sử dụng nhiều trong các bữa ăn, thức uống hàng ngày. Ăn cà chua sống hay chín đều có lợi cho sức khỏe tùy theo mục đích, lợi ích dinh dưỡng hay sở thích cá nhân.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, việc ăn cà chua chế biến mang lại nhiều lợi ích hơn việc ăn cà chua tươi.
Cách ăn cà chua giúp ngăn ngừa ung thư
Cà chua không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc mà còn là “siêu thực phẩm” giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, với các chất chống oxy hóa mạnh như lycopene, cà chua hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và bảo vệ gan hiệu quả. Tuy nhiên, ăn cà chua đúng cách mới phát huy hết lợi ích sức khỏe. Dưới đây là 3 cách đơn giản và khoa học để bổ sung cà chua vào chế độ ăn hàng ngày, giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Rau bina xào cùng cà chua
Chần rau bina trước để loại bỏ hầu hết axit oxalic, sau đó thay nước, cho cà chua và rau bina vào và nấu. Nếu cầu kỳ hơn một chút, bạn cho cà chua vào xào trước, sau đó cho nước vào, nấu lâu hơn một chút, cuối cùng cho rau đã chần vào, đun sôi và nêm gia vị vừa ăn.
Cơm sốt cà chua
Đầu tiên rửa sạch hành và tỏi riêng biệt, cho vào chảo phi thơm. Sau đó, thêm cà chua và nước, đổ gạo vào, nấu chín, đảo đều và ăn. Loại gạo này không chỉ có mùi thơm đặc biệt mà còn có tác dụng bảo vệ gan, bồi bổ cơ thể, giải khát.
Canh cà chua và trứng
Cà chua rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, đập trứng vào bát. Đun nóng chảo dầu lên, đổ cà chua thái múi cau vào chảo, dùng thìa nghiền nát, xào cà chua nhuyễn, cho nước vào. Sau khi nước sôi đổ trứng đã đánh vào trước, nhớ cho trứng lỏng. Đợi đến khi canh trứng cà chua chín thì có thể tắt bếp và ăn.
Canh trứng cà chua có thể nói là món ăn tại nhà nhiều màu sắc, thơm ngon nhất, không chỉ dễ làm mà còn giàu dinh dưỡng.