+Aa-
    Zalo

    TP.HCM: Số ca sởi, sốt xuất huyết tiếp tục tăng

    (ĐS&PL) - Trong tuần 47 (18-24/11), TP.HCM ghi nhận số ca sốt xuất huyết tăng nhẹ, nhưng đáng quan ngại hơn là số ca mắc sởi tăng cao.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết trong tuần 47, thành phố ghi nhận 698 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến nay là 12.760 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức và quận 7.

    Trong khi đó, ngành y tế ghi nhận 238 ca sởi, tăng 41,9% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm đến nay là 2.104 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức.

    Thông tin trên Tạp chí Tri thức, thành phố cũng ghi nhận 266 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 34,6% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến nay là 15.696 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh.

    Diễn tiến ca sởi theo tuần năm 2024 tại TP.HCM. Ảnh: HCDC.

    Diễn tiến ca sởi theo tuần năm 2024 tại TP.HCM. Ảnh: HCDC.

    Sở Y tế TP.HCM nhận định di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là nguyên nhân tăng số ca mắc sởi. Ngành y tế tiếp tục rà soát tiêm vaccine sởi cho trẻ. Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ 1-10 tuổi, từ hôm 31/8 - sau khi UBND công bố dịch, đến nay góp phần làm giảm số ca mắc bệnh trong độ tuổi này. Nhóm trẻ 6-9 tháng tuổi vừa được tiêm từ 19/11, thay vì đợi đến 12 tháng tuổi như bình thường, sau khi được Bộ Y tế phê duyệt trong bối cảnh số ca bệnh ở nhóm tuổi này tăng cao.

    Các quận huyện tiếp tục duy trì việc cập nhật tình hình trẻ di biến động tại mỗi địa phương, không bỏ sót trẻ chưa được tiêm vaccine sởi. Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm vaccine phòng bệnh sởi để bảo vệ cho trẻ.

    Với bệnh sốt xuất huyết, gia đình cần chủ động tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh loăng quăng. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp, tránh nguy cơ diễn tiến nặng gây tử vong

    Các địa phương tiếp tục phòng chống dịch, điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh, không để phát sinh vật chứa nước phát sinh loăng quăng, muỗi, đặc biệt là trong các trường học, bởi chỉ cần một vật đọng nước vài ngày cũng sẽ thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.

    Gần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tạo miễn dịch chủ động bằng vaccine là một biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ nhập viện và bệnh nặng. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, dùng nhang hay bình xịt muỗi, có thể cho trẻ nhỏ dùng thuốc thoa, tã hoặc khăn lau xua muỗi..., thông tin trên báo Vnexpress.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tp-hcm-so-ca-soi-sot-xuat-huyet-tiep-tuc-tang-a484596.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan