+Aa-
    Zalo

    Ai là kẻ làm Biển Đông dậy sóng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo Phó Tổng biên tập tạp chí The Diplomat, Trung Quốc - chứ không không phải là chính sách “xoay trục” của Mỹ - đang làm cho Biển Đông dậy sóng.

    (ĐSPL) - Theo Phó Tổng biên tập tạp chí The Diplomat, Trung Quốc - chứ không không phải là chính sách “xoay trục” của  Mỹ - đang làm cho Biển Đông dậy sóng.
    Lại một lần nữa, Trung Quốc cáo buộc chính sách “xoay trục” của Mỹ gây ra những căng thẳng gần đây ở Biển Đông.
    Ai là kẻ làm Biển Đông dậy sóng?

    Lính thủy đánh bộ Trung Quốc: Một trong những lực lượng gây hấn ở Biển Đông

    Về việc Mỹ và Trung Quốc tranh cãi về Biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Myanmar, Tân Hoa Xã đăng tải  một bài xã luận cực lực chỉ trích chính sách đối ngoại Mỹ. Bài  xã luận có đoạn viết: "Bằng việc thổi bùng ngọn lửa, Washington đang khuyến khích các nước như Philippines và Việt Nam theo đuổi lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, làm tăng thêm nghi ngờ về ý định thực sự của Mỹ và làm cho khó đạt được  một giải pháp thân thiện hơn”.
    Bài xã luận đổ lỗi cho Mỹ : “Biển Đông đã mất đi sự yên bình vốn có, kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến lược xoay trục sang Châu Á”.
    Những cáo buộc trên đây chẳng có gì lạ. Trung Quốc thường xuyên cáo buộc chiến lược “xoay trục” của Mỹ làm tăng thêm căng thẳng ở Biển Đông. Đặc biệt, Bắc Kinh tuyên bố rằng chính sách “xoay trục” của  Mỹ đã khuyến khích Philippines và Việt Nam có một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, dẫn đến nhiều tranh chấp khác nhau ở Biển Đông.
    Theo nhà phân tích Zachary Keck - Phó Tổng biên tập tạp chí The Diplomat có trụ sở ở Nhật Bản, điều này hiển nhiên là sai. Trước khi có chính sách “xoay  trục” của Mỹ,  Trung Quốc đã có nhiều hành động gây gổ ở Biển Đông và sau này họ lại càng mạnh tay hơn (với cái cớ là Mỹ thực hiện chính sách “xoay trục”). Trung Quốc đã chủ động gây gổ trong việc đặt một giàn khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và cố tình ngăn chặn việc tiếp tế cho lĩnh thủy đánh bộ Philippines đồn trú trên một tàu đổ bộ cũ đã được đưa đến bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) cách đây hàng thập kỷ. Tương tự, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông, chẳng hạn như bãi cạn Scarborough, và chính Bắc Kinh đang xây dựng nhiều công trình kiên cố khác nhau trên đảo, bãi đá ngầm, rạn san hô đang có tranh chấp.
    Chính Trung Quốc là bên khởi đầu tình trạng căng thẳng ở Biển Đông. Các đồng minh và đối tác của Mỹ chỉ phản ứng trước các hành động tấn công  của Trung Quốc. Trung Quốc là bên đáng bị chỉ trích. Chính sách “xoay trục” của Mỹ chẳng qua chỉ gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc đạt được các mục tiêu của hành động khiêu khích ở Biển Đông, bằng cách khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á đứng lên chống lại hành vi gây hấn của Bắc Kinh.
    Thật vậy, nếu các nước như Philippines và Việt Nam đã mạnh dạn đối phó Trung Quốc, người ta tự hỏi những hành động đó có được coi là thụ động?
    Philippines đã mất bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc mà không hề chiến đấu. Khi bị Trung Quốc phong tỏa tàu tiếp tế cho bãi Cỏ Mây, tàu Philippines chỉ đơn thuần né tránh để vượt qua vòng vây phong tỏa mà không hề đụng độ với các tàu Trung Quốc. Thậm chí, Philippines còn  không tìm cách chấm dứt sự phong tỏa của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây, mặc dù Manila đã đưa quân đến đồn trú cách đây ít nhất 15 năm.
    Ai là kẻ làm Biển Đông dậy sóng?

    Tàu Trung Quốc hung hăng đâm tàu Cảnh sát biển Việt Nam

    Việt Nam thì kháng cự mạnh hơn trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng điều này chỉ phản ánh thực tế rằng Việt Nam mạnh hơn so với Philippinesvà có truyền thống chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Ngay cả khi tìm cách làm gián đoạn hoạt động của giàn khoan 981, Việt Nam vẫn cố gắng theo đuổi một giải pháp ngoại giao với Trung Quốc. Bắc Kinh đã từ chối đàm phán nghiêm túc Việt Nam về vấn đề này vì thậm chí Trung Quốc còn không công nhận vùng biển nói trên là có tranh chấp.
    Thật khó tưởng tượng việc Việt Nam hay Philippines lại chịu khoanh thay đứng nhìn, không phản ứng lại trước các hành động gây  hấn của Trung Quốc, ngay cả khi chính sách “xoay trục” Mỹ không hề được công bố. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ai-la-ke-lam-bien-dong-day-song-a46314.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan