+Aa-
    Zalo

    Diễn đàn ARF: Sóng gió nổi lên vì Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sóng gió sẽ nổi lên về vấn đề Biển Đông tại ARF, với những yêu cầu đòi Trung Quốc chấm dứt khiêu khích ở các vùng biển tranh chấp với láng giềng.

    (ĐSPL) - Sóng gió sẽ nổi lên về vấn đề Biển Đông tại ARF, với những  yêu cầu đòi Trung Quốc chấm dứt khiêu khích ở các vùng biển tranh chấp với láng giềng.
    Diễn đàn ARF: Sóng gió nổi lên vì Biển Đông

    Sóng gió sẽ nổi lên tại Diễn đàn ARF, khi xuất hiện nhữngyêu cầu đòi Trung Quốc chấm dứt khiêu khích ở Biển Đông tranh chấp với láng giềng.

    Các nước Đông Nam Á ngày 8/8 đã bắt đầu hội nghị cấp ngoại trưởng thường niên tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar.
    Theo chương trình ngày 8 đến Chủ Nhật ngày 10/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mở đầu với cuộc họp của lãnh đạo ngành ngoại giao 10 nước Đông Nam Á, nối tiếp bằng các cuộc họp giữa ASEAN và các đối tác - từ Mỹ, Trung Quốc cho đến Liên minh Châu Âu, Ấn Độ và Australia. Sau cùng là hội nghị của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), với sự tham gia của gần 30 thành viên.
    Theo RFI, trong bối cảnh Bắc Kinh ngang nhiên khiêu khích, khuấy Biển Đông thời gian gần đây, vấn đề tranh chấp trên biển giữa Bắc Kinh với các láng giềng (trong đó có 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) chắc chắn sẽ được nêu bật.
    Diễn đàn ARF: Sóng gió nổi lên vì Biển Đông

    Tổng thống Myanmar Thein Sein kêu gọi ASEAN tăng cường năng lực thúc đẩy việc “giải quyết hòa bình các tranh chấp và bất đồng”.

    Ngay trong diễn văn khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã gợi lên vấn đề này, khi kêu gọi ASEAN tăng cường năng lực thúc đẩy việc “giải quyết hòa bình các tranh chấp và bất đồng”, khi “những diễn biến hiện nay trên thế giới đang gây ra những mối lo ngại nghiêm trọng” trong các nước Đông Nam Á.
    Giới quan sát đều liên tưởng đến những  hành vi gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có vụ hạ đặt giàn khoan 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm sóng gió nổi lên trong khu vực.
    Ngoài Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong Hội nghị của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) hôm Chủ Nhật (10/8). Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố  ông sẽ  kêu gọi các nước có tranh chấp đình chỉ mọi hành vi “khiêu khích”.
    Philippines cũng sẽ nêu lên vấn đề đình chỉ các công trình xây dựng mới trên Biển Đông, điều mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành tại các nơi mà họ đã lấn chiếm.
    Việt Nam, Malaysia và Philippines phối hợp hành động
    Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức tối, các vị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã hội ý với nhau tại thủ đô Myanmar tối 7/8, một hôm trước ngày Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chính thức khai mạc.
    Các vị Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Philippines và Việt Nam đã “hội ý” riêng để thống nhất lập trường về Biển Đông. Đây là ba nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng đang bị Trung Quốc tranh chấp và chèn ép dữ dội như trong trường hợp của Việt Nam và Philippines.
    Khi được hỏi về cuộc hội ý không chính thức này, một nhà ngoại giao Đông Nam Á nhận định: “Khi chúng tôi phối hợp với nhau, lập trường của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn”.
    Việc ba nước Đông Nam Á hội ý trước rất quan trọng trong bối cảnh toàn khối sẽ xét duyệt nội dung bản Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, trong đó sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông.
    Mỹ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tranh thủ diễn đàn ARF để vận động các nước ủng hộ kế hoạch kêu gọi ngừng mọi hành động khiêu khích, đình chỉ việc xây dựng trên các đảo, bãi đá trên các vùng biển đang có tranh chấp.
    Diễn đàn ARF: Sóng gió nổi lên vì Biển Đông

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi ngừng mọi hành động khiêu khích, đình chỉ việc xây dựng trên các đảo, bãi đá trên các vùng biển đang có tranh chấp.

    Cuộc tấn công ngoại giao của Mỹ tại ARF thể hiện một bước tiến mới trong việc Washington can dự vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, giữa lúc các nước liên quan trong vùng ngày càng lo ngại về những hành động hung hăng, đơn phương khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.
    Ngày 28/7, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói rằng có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông và quy mô các hoạt động này vượt xa những gì mà các nước cũng có tranh chấp đã làm.
    Hôm 7/8, theo China News Service,Trung Quốc tuyên bố có kế hoạch xây 5 ngọn hải đăng trong quần đảo Hoàng Sa, đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc sẽ đặt hải đăng tại Đá Bắc (North Reef), Đá Hải Sâm (Antelope Reef), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn Cát Nam (South Sand) và Hòn Tháp (Pyramid Rock). Đó là những bãi đá ngầm hoặc đảo nhỏ nửa chìm nửa nổi. Thực chất của kế hoạch này là Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
    Chuyên gia Ernest Bower của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Washington nhận định: “Mỹ không dựa vào những gì mà Trung Quốc nói mà nhìn vào những gì Trung Quốc làm và quyết định sẽ can dự (…) Lời kêu gọi ngừng các hành động khiêu khích cần được coi như một mức độ can dự ngoại giao mới của Mỹ trong vấn đề này (vấn đề Biển Đông)”.
    Áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tăng lên gấp bội nếu như sáng kiến của Ngoại trưởng John Kerry nhận  được sự ủng hộ của ASEAN.
    Theo một dự thảo thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, mà phóng viên Reuters tại Myanmar đọc được, văn bản này kêu gọi ngừng “các hành động gây mất ổn định”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dien-dan-arf-song-gio-noi-len-vi-bien-dong-a45241.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan