Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới mỗi năm trên thế giới có thêm gần 10 triệu người mắc bệnh lao mới và gần 3 triệu người chết do lao.
Phụ nữ hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân đái tháo đường viêm loét dạ dày, những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao, hệ miễn dịch suy yếu kém ăn mệt mỏi, người trong gia đình có bệnh nhân lao hoặc tiền sử mắc bệnh lao, dân văn phòng... là những đối tượng có nguy cơ bị vi khuẩn lao tấn công cao nhất.
Trẻ em: Trẻ em bị suy dinh dưỡng còi xương sẽ kèm theo đó sức đề kháng kém . Nếu không được chăm sóc kịp thời thì đó là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao xâm nhập tàn phá cơ thể bé.
Xót xa bé gái 9 tuổi bị lao màng não
Người lớn: một số bệnh tạo điều kiện cho bệnh lao dễ phát sinh và phát triển là bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét dạ dày - tá tràng ...
Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao dễ phát sinh và phát triển ở thời gian 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau đẻ. Điều này được giải thích do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Chăm sóc phụ nữ khi mang thai trong 3 tháng đầu
Đại dịch HIV/AIDS: là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh lao “quay trở lại”. HIV đã tấn công vào tế bào TCD4 là tế bào “Nhạc trưởng” chỉ huy đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn lao.
Người thường xuyên tiếp xúc bệnh lao: Trong đó có y tá, bác sỹ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân lao, những người thân trong gia đình có người nhà bị bệnh lao hoặc tiền sử bệnh lao. Những đối tượng này đang ở giai đoạn nhiễm lao nhưng chưa thể phát triển thành lao thứ phát chỉ khi các đối tượng có các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh lao hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng là hạn chế tiếp xúc thường xuyên với người bệnh đồng thời tăng cường chế độ dinh dưỡng luyện tập thể dục thể thao để có thể kháng lại với sự tấn công của vi khuẩn lao. Bên cạnh đó người bệnh có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh lao: Phế Đan...
Những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao có nguy cơ mắc lao nếu không có biện pháp phòng ngừa
Yếu tố cơ địa: Sự khác nhau về khả năng mắc bệnh lao giữa các dân tộc đã được y học nhận xét từ lâu. Sự khác nhau về kháng nguyên hoà hợp tổ chức HLA (Human Leucocyte Antigen), về di truyền haptoglobulin, về các gien cảm thụ giữa người bệnh và người không mắc bệnh đã được nêu lên.
Cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, mệt nhọc, kém ăn: Đây là những đối tượng mà bệnh lao sẽ tấn công đầu tiên. Vì vậy hãy tự bảo vệ chăm sóc cơ thể bạn một cách tốt nhất để hệ miễn dịch có thể tự kháng lại được vi khuẩn lao bạn nhé!
Chị em dân văn phòng: Nhiều người vẫn nghĩ lao là bệnh chỉ còn ở các vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, ngay giữa thủ đô, căn bệnh này vẫn đang tấn công, thậm chí có xu hướng tăng ở đối tượng phụ nữ tri thức, có cuộc sống khá.
Cần làm gì để phòng bệnh lao?
Để phòng bệnh lao hiệu quả cần tiêm phòng vắcxin BCG cho trẻ sơ sinh. Tất cả những người có dấu hiệu nghi lao cần được phát hiện bệnh sớm bằng cách xét nghiệm đàm tại cơ sở y tế và điều trị cho khỏi bệnh. Mọi người cần ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức chống đỡ của cơ thể với các loại bệnh, trong đó có bệnh lao. Gia đình, người thân, bạn bè cần động viên người nghi lao đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh lao. Nhắc người bệnh uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lao khi chăm sóc người bệnh lao. Điều trị khỏi một người bệnh lao là tránh cho 10 người khác không bị mắc bệnh lao, vì vậy người bệnh lao điều trị khỏi bệnh là bảo vệ bản thân mình và cả cộng đồng.
Hãy chăm sóc cơ thể bạn và những người thân trong gia đình bạn ngay từ bây giờ để vi khuẩn lao không còn là nỗi lo.
Theo DS. Hòa Thanh
Bạn có biết: Phế Đan là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được bào chế chuyên biệt giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân lao. Không những giúp tăng cường hiệu quả của phác đồ điều trị lao, mà còn bảo vệ tế bào gan tránh các tác dụng phụ của thuốc chống lao, tăng cường miễn dịch giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng của lao phổi như ho, tức ngực, khạc, khó thở... đồng thời cũng giúp phòng lao hiệu quả. Chính vì vậy Phế Đan như một người bạn không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình bạn, đặc biệt là nhà có người đang bị hoặc tiền sử mắc bệnh lao.
Ban đang phải đối mặt với bệnh lao? Bạn lo lắng cho sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình? Hãy tưởng tượng mỗi sáng thức dậy bạn thấy cơ thể mình khỏe mạnh, tràn trề năng lượng, bạn không còn phải lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc điều trị lao cũng như lo lắng nhiễm lao cho ba mẹ, con cái hoặc những người thân xung quanh!
Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0437.858.935 để được tư vấn loại bỏ bệnh lao ngay từ ngày hôm nay!
Xem chi tiết tại đây
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ai-de-bi-lao-tan-cong-a51336.html