+Aa-
    Zalo

    Phát hiện thảo dược ức chế chủng vi khuẩn lao

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Điều trị theo phác đồ của chương trình phòng chống lao quốc gia, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ của thuốc.

    Một người bị bệnh lao không thể không quan tâm đến vi khuẩn lao. Bởi kể từ khi Robert Koch phát hiện ra vi khuẩn lao (1882) thì nguyên nhân của bệnh lao được xác định là do vi khuẩn lao. Bao gồm trực trùng lao người (Mycobacterium Turbeculosis Hominiss),vi khuẩn lao bò (Mycobacterium bovis) và vi khuẩn lao chim(Mycobacterium avium).
    Bệnh lao nguy hiểm và thường gặp nhất là lao phổi ngoài ra còn có lao màng não, lao kê, lao xương khớp.. Người mắc bệnh lao sẽ cảm nhận được sức tàn phá ghê ghớm đến phổi và các bộ phận khác trên cơ thể con người. Bệnh lao lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Không muốn chứng kiến hơn nữa cảnh con phải mất mẹ, vợ phải mất chồng, anh phải mất em… vì căn bệnh lao đáng sợ này, Chương trình phòng  chống lao quốc gia ra đời với  3 nội dung cơ bản là phát hiện( phát hiện nguồn lây- lao phổi dương tính, phát hiện bệnh nhân lao các thể), điều trị và dự phòng đồng thời với 4 mục tiêu lớn: Giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ nhiễm lao trong cộng đồng , giảm tỷ lệ kháng thuốc mắc phải trong cộng đồng.
    Từ lâu, Xuyên Tâm Liên và Dương Tử Tô được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để trị bệnh lao với tác dụng kháng khuẩn lao. Một thí nghiệm lâm sàng đã so sánh tác dụng diệt khuẩn lao của xuyên tâm liên tương đương với hoạt lực của thuốc kháng sinh trị lao. Hơn thế, dương tử tô có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn với nồng độ ức chế thấp nhất: trực khuẩn lao( 1:1000)
    Xuyên Tâm Liên
    • Tên gọi:
    Xuyên tâm liên danh pháp khoa học Andrographis paniculata (đồng nghĩa Justicia paniculata), hay còn gọi là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ
    • Đặc điểm:
    Thân mọc thẳng đứng, cao từ 0,3-0,8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên, mềm, mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi có hình mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn, dai 3–12 cm, rộng 1–3 cm. Hoa màu trắng, điểm hồng. Quả dài khoảng 15mm, rộng 3,5mm, hơi nhẵn. Hạt hình trụ, thuôn dài.
    • Công dụng :
    -  Ức chế các chủng vi khuẩn : tụ cầu, phế cầu, trực khuẩn lao trong xuyên tâm liên. Trong điều trị lao phổi, ta dễ dàng bắt gặp công thức điều trị lao phổi: IPS (INH, pyrazinamid, streptomycin) diễn ra trong 3 tháng. Một kết quả tuyệt vời khi ta bào chế viên Panilin từ xuyên tâm liên thay thế cho streptomycin trong công thức IPP và công thức ISP trong đó Panilin thay cho isoniazid đều cho kết quả tương tự giống IPS( kết quả diệt vi khuẩn lao hiệu quả như thuốc kháng sinh lao). 
    - Bảo vệ gan: Hoạt chất Andrographolid trong xuyên tâm liên làm bình thường hóa các trị số biến đổi của GOT, GPT và phosphatase kiềm ở gan và huyết thanh, tác dụng  bảo vệ gan tăng sức đề kháng cho cơ thể.
    - Chữa sốt: Xuyên tâm liên được dùng thay thế kháng sinh cho nhiều bệnh kèm theo sốt do cả vi khuẩn và virus. Xuyên tâm liên là vị thuốc bổ cho những người bị yếu toàn thân, một thần dược cho các bệnh kèm theo sốt.  
    Xuyên tâm liên
    Dương Tử Tô
    • Tên gọi: Húng chanh, rau tần, tần dầy lá, rau thơm long,
    • Đặc điểm: Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm. Lá mọc đối dày mọng nước. Toàn cây có long rất nhỏ mùi thơm như mùi chanh
    • Công dụng:
    - Dương tử tô  có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
    - Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với 1 số vi trùng, nhất là ở vùng mũi miệng họng và cả đường ruột. Ức chế mạch vi khuẩn với nồng độ ức chế thấp nhất: trực khuẩn lao( 1:1000)
    - Dân gian thường dùng húng chanh để ướp thịt cá
    - Tri cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, chữa viêm họng, khản tiếng. 
    Dương tử tô
     Việc điều trị lao theo phác đồ chương trình chống lao quốc gia hiện đang gặp khó khăn lớn. Việc đối mặt với quá nhiều tác dụng phụ của thuốc kháng lao khiến bệnh nhân chán nản và tự ý dừng thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng không đúng không đủ không đều theo phác đồ điều trị đã gây nhưng tác dụng trái chiều cho bệnh nhân lao. Đó là hiện tượng lao kháng thuốc. Điều trị lao đã khó, điều trị lao kháng thuốc thì càng khó hơn.
    Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, có những biện pháp hỗ trợ và dự phòng bệnh lao nhằm tăng cường khả năng nhận diện vi khuẩn lao, nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Vì vâỵ, một hướng đi mới trong điều trị và dự phòng bệnh lao đó là dùng thảo dược.
    Bạn có biết: Phế Đan trên cơ sở kết hợp tác dụng của xuyên tâm liên, dương tử tô : Giúp ức chế vi khuẩn lao, ngăn ngừa phát triển từ nhiễm lao thành lao bệnh, không những giúp tăng cường hiệu quả của phác đồ điều trị lao, mà còn bảo vệ tế bào gan tránh các tác dụng phụ của thuốc chống lao, tăng cường miễn dịch giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng của lao phổi như ho, tức ngực, khạc, khó thở... Chính vì vậy hãy để Phế Đan giúp bạn và gia đình phòng tránh và điều trị lao hiệu quả.

    Lưu ý: Sản phẩm này là thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

    Hãy liên hệ 043 7858 935 hoặc truy cập website www.phedan.com để biết thêm thông tin chi tiết.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-thao-duoc-uc-che-chung-vi-khuan-lao-a49134.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan