+Aa-
    Zalo

    7 nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong năm học 2021-2022

    (ĐS&PL) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu toàn ngành giáo dục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt.

    Hôm nay (24/8), Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã ký ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.

    bo truong nguyen kim son tuyet doi khong de xay ra lam thu dau nam hoc dspl dspl
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ đạo tuyệt đối không để xảy ra lạm thu trong trường học.

    Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành giáo dục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp tình hình dịch COVID-19 tại địa phương.

    Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ dạy, học. Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so năm học 2020-2021.

    Đồng thời có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.

    Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    Trong đó, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

    Tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6. Ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.

    Ngành GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện thể chế, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp, chồng chéo; tăng cường phân cấp cho cơ sở, đi đối với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học.

    Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành GD&ĐT. 

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/7-nhiem-vu-trong-tam-trien-khai-trong-nam-hoc-2021-2022-a511151.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan