Rốn
Rốn là một huyệt đạo quan trọng của cơ thể, liên quan nhiều tới sức khỏe. Bộ phận này có cấu tạo đặc biệt, nhiều nếp gấp, tụt sâu vào bên trong nên hay bị bẩn. Bên trong rốn có khoảng 1.400 loại vi khuẩn khác nhau nhưng hầu hết chúng không gây bệnh, giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường.
Nhiều người có thói quen vệ sinh rốn thường xuyên và làm sạch triệt để. Tuy nhiên, bạn không cần giữ rốn sạch quá mức vì việc này sẽ khiến rốn mất đi lớp bảo vệ, khiến khí lạnh xâm nhập. Khí lạnh nặng khiến lá lách và dạ dày không thoải mái, tay chân cũng sẽ bị lạnh.
Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh rốn sẽ khiến nhiệt lượng tỏa ra nhanh, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Việc chà xát quá mạnh cũng có thể làm tổn thương vùng da mỏng quanh rốn, vi khuẩn dễ xâm nhập vào các mạch máu trong khoang bụng.
Tóc
Mọi người thường xuyên gội đầu để tóc vào nếp và sạch sẽ. Có người thậm chí gội đầu nhiều lần trong ngày. Trên thực tế, đây là việc làm sai lầm.
Da đầu có có khả năng tự thanh lọc nhất định, việc gội quá nhiều lần và dùng quá nhiều dầu gội sẽ khiến khả năng tự làm sạch của da dầu bị suy giảm và làm hỏng môi trường bên trong của nang tóc. Tóc trở nên khô xơ và thiếu lượng dầu tự nhiên.
Mặt
Rửa sạch da mặt quá kỹ và nhiều lần trong ngày sẽ làm da mất đi các loại dầu tự nhiên, kích thích tuyến nhờn trên da tiết dầu nhiều hơn, gây mụn.
Bạn nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, rửa mặt 1 - 2 lần mỗi ngày và nên tẩy tế bào chết định kỳ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh tùy ý sử dụng miếng xà phòng trên mặt, đồng thời cần sử dụng đúng loại sữa rửa mặt phù hợp cho da mình.
Răng
Men răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất. Bạn nên tránh dùng lực quá mạnh khi đánh răng để không làm hỏng men răng, khiến răng yếu và nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng lạnh. Tốt nhất, bạn nên di chuyển bàn chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn hại đến răng, nướu.
Mũi
Nhiều người rất hay ngoáy mũi và làm sạch nhưng thực tế, bộ phận này không cần thiết phải vệ sinh thường xuyên. Mũi thông với miệng và phổi, lông mũi có thể ngăn chặn bụi hiệu quả, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp và phổi. Thêm vào đó, khoang mũi có khả năng tự làm sạch.
Nếu làm sạch liên tục và quá mức hoặc dùng móng tay để ngoáy mũi thì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và nhiễm trùng nang lông, gây nhiễm khuẩn.
Tai
Tai có cơ chế tự làm sạch nhất định, ráy tai có thể bôi trơn ống tai để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm và côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Việc dùng bông tăm ngoái tai chỉ khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong, gây ảnh hưởng thính giác hoặc nhiễm trùng tai.
Tai có mối liên hệ mật thiết với mũi và họng, nếu thường xuyên ngoáy tai thì có thể làm hỏng niêm mạc của ống tai, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe của mũi.
Âm đạo
Phụ nữ luôn được nhắc nhở cần vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận vùng kín, đặc biệt là trong giai đoạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc thường xuyên vệ sinh âm đạo bằng các dung dịch vệ sinh hoặc các loại nước lá tự chế theo dân gian truyền miệng.
Thường xuyên dùng các dung dịch vệ sinh, vệ sinh quá sạch và quá nhiều làm rối loạn sự cân bằng những vi sinh vật có lợi khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng. Bạn nên dùng nước sạch và vệ sinh nhẹ nhàng.
Đinh Kim(T/h)