+Aa-
    Zalo

    6 thói quen vào mùa hè tưởng vô hại nhưng âm thầm “bào mòn” sức khỏe

    (ĐS&PL) - Những thói quen này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, không bỏ sớm thì cơ thể có thể gặp phải nhiều vấn đề.

    Ngồi điều hòa cả ngày

    Ngồi trong phòng kín bật điều hòa khiến không khí không thể lưu thông, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, gây ra các bệnh về đường hô hấp, bên cạnh đó, cơ thể cũng mệt moi do thiếu sự trao đổi không khí sạch.

    Ngồi điều hòa cả ngày chính là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, ngoài ra còn dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và đột quỵ. Cơ thể có thể bị sốc nhiệt khi bạn di chuyển từ trong phòng kín bật điều hòa nhiệt độ thấp ra môi trường nóng bên ngoài một cách đột ngột.

    6 thoi quen vao mua he tuong vo hai nhung am tham bao mon suc khoe

    Bạn tốt nhất không nên ngồi trong phòng điều hòa quá nhiều. Nhiệt độ nên để ở mức 27-28 độ C để mức nhiệt trong phòng và ngoài trời không quá chênh lệch nhau. Ngoài ra, nên sử dụng quạt thông gió để không khí được đối lưu, trao đổi tạo bầu không khí sạch hơn.

    Ăn nhiều đồ cay nóng, tẩm ướp hoặc nêm nếm quá đậm đà

    Không ít người có sở thích ăn đồ cay, chiên nướng, tẩm ướp nhiều gia vị đậm đà... vào mùa hè. Nếu ăn các thực phẩm này đúng cách thì có thể giúp loại bỏ độ ẩm khỏi cơ thể, tạo cảm giác ngon miệng.

    Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều sẽ gây kích thích khoang miệng và niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như nóng trong, tức bụng, khó tiêu, cuối cùng gây ra bệnh về dạ dày, hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Bạn nên ưu tiên những món chế biến thanh đạm, có tính giải nhiệt, đặc biệt là rau xanh và các loại cây giàu nước, vitamin các nhóm C, A, D. Bên cạnh đó, nhớ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không bỏ bữa sáng, không ăn tối quá muộn và cũng đừng ăn quá no.

    Uống quá nhiều hoặc quá ít nước

    Nếu uống quá ít nước, cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước yêu cầu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, năng suất lao động giảm mạnh. Người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị tác động bởi những thay đổi thời tiết, nếu thiếu nước nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

    Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước khiến thận phải làm việc nhiều để đào thải lượng nước còn dư trong cơ thể. Bộ phận này phải làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng, đồng thời làm mất một số khoáng chất cần thiết, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mùa nắng.

    Các chuyên gia cho biết người trưởng thành cần khoảng 1,5 – 2,5 lít/ngày, gồm nước lọc, nước canh trong mỗi bữa ăn, sữa, trái cây mọng nước và các loại nước giải khát. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp thời thích ứng và hấp thu tốt nhất, hạn chế uống nhiều nước và liên tục một lần.

    Ăn uống quá nhiều đồ lạnh

    Vào những ngày nắng nóng, nhu cầu uống nước, nhất là nước đá và các đồ giải khát như kem, sữa chua lạnh, các loại nước sinh tố và nước giải khát ướp lạnh tăng cao. Theo các chuyên gia, nước đá và các nước giải khát ướp lạnh chứa các phân tử đẳng tích hợp.

    Đây là những chất rất khó hấp thu vào tế bào, do đó uống nước đá hay ăn kem khiến cơ thể càng khát nước hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành thói quen uống nước lạnh mỗi khi khát, ảnh hưởng tới sự hấp thu nước của tế bào. Lâu dần, cơ thể không được cung cấp đủ nước, ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất và các hoạt động sống của cơ thể.

    6 thoi quen vao mua he tuong vo hai nhung am tham bao mon suc khoe1

    Uống quá nhiều đồ lạnh có thể khiến khí lạnh xâm nhập cơ thể, từ đó gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm mao mạch co bóp đột ngột và làm cho dạ dày khó chịu. Trẻ em và người già thường xuyên sử dụng thức uống lạnh có thể gây ra nhiều bệnh lý bất lợi cho dạ dày.

    Ăn uống đồ lạnh đột ngột trong ngày nắng nóng còn gây các triệu chứng như cảm lanh, viêm họng, ê buốt răng… Những người đang bị say nắng uống nước lạnh sẽ tăng nguy cơ gây sốc do cơ thể không thể tản nhiệt.

    Tắm ngay khi vừa đi nắng về

    Các chuyên gia nhận định việc tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng về, mồ hôi vẫn đang nhễ nhại rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân được cho là nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột khi tắm nước lạnh, lỗ chân lông và vi mạch dưới da bị co lại khiến máu không thể tuần hoàn được. Nếu nhẹ thì sẽ bị cảm lạnh, còn nặng thì có thể gây đột quỵ.

    Do đó, bạn nên ngồi nghỉ để cơ thể giảm nhiệt dần rồi mới đi tắm, rửa tay chân trước rồi mới tắm toàn thân. Ngoài ra, bạn không nên tắm nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau khi tắm, không nên ngồi trước quạt hoặc vào ngay phòng điều hòa để bảo vệ sức khỏe.

    Ngủ trực tiếp trên nền nhà lạnh

    Nhiệt độ của nền nhà thấp hơn nhiều so với nhiệt độ không khí, trong khi đó nhiệt độ cơ thể con người về đêm, đặc biệt là thời điểm gần sáng thấp, nếu ngủ trực tiếp trên nền nhà lạnh thì có thể gây cảm lạnh.

    Để giảm nhiệt độ, tạo cảm giác thoải mái, từ đó có giấc ngủ chất lượng nhất, bổ sung năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn nên chọn chỗ mát trên giường, mở cửa sổ để thông thoáng khí hoặc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở nhiệt độ phù hợp, không nên quá thấp và kết hợp với quạt gió.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-thoi-quen-vao-mua-he-tuong-vo-hai-nhung-am-tham-bao-mon-suc-khoe-a543131.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan