Không uống nước lạnh khi đi nắng về
Thói quen uống nước lạnh khi đi nắng về không tốt cho cổ họng của bạn chút nào. Nước đá là nguyên nhân gây ra tình trạng khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc.
Khi lớp nhầy này có vấn đề, nguồn lây bệnh bên ngoài như vi khuẩn, virus có điều kiện thuận lợi để xâm nhập và làm tổn thương những tế bào bên trong cơ thể.
Bệnh về mũi họng và những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa rất dễ phát sinh nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen này. Chưa kể chất lượng đá viên không đảm bảo.
Trong thời kỳ kinh nguyệt
Nước đá có tính hàn, việc uống nước đá hoặc ăn đá trong thời kỳ kinh nguyệt dễ gây đau bụng kinh và thậm chí là vô kinh. Những người bị đau bụng kinh cũng nên uống ít nước đá hơn kể cả trong thời gian không có kinh.
Phụ nữ nên uống các loại trà, nước ấm trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm đau cũng như bảo vệ sức khoẻ của cơ quan sinh sản.
Khi bị cảm
Ngoài việc không uống nước đá khi bị cảm, những người thường xuyên dễ bị cảm cũng nên giảm tần suất sử dụng.
Ngay sau khi tập thể dục
Lúc này, các mạch máu ngoại vi đang giãn nở, chỉ nên uống nước ở nhiệt độ bình thường hoặc nước ấm. Bạn có thể uống một chút nước lạnh khi cơ thể đã trở lại trạng thái bình thường và mồ hôi đã giảm bớt.
Sau khi ăn lẩu hoặc bữa ăn no
Thời điểm này, toàn bộ lá lách và dạ dày đang hoạt động hết công suất để tiêu thụ và chuyển hoá thực phẩm nên đây là lúc đặc biệt không nên ăn đá hoặc uống nước đá.
Một số nhà hàng lẩu sẽ phục vụ sản phẩm các loại kem hoặc đá bào, đồ lạnh làm món tráng miệng nhưng điều này sẽ vô gây hại cho dạ dày bởi sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các món ăn.
XEM THÊM: Những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất, ai cũng nên biết để chủ động phòng tránh
Không uống khi mắc bệnh đường tiêu hóa
Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu nhỏ trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến mắc bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Việt Hương (T/h)