+Aa-
    Zalo

    5 súng bộ binh không bao giờ lỗi thời trong thời đại hạt nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chiến tranh hiện đại đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết với những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp vũ khí. Tuy nhiên, dù xuất hiện từ hơn 500 năm trước, nhưng v

    Chiến tranh hiện đại đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết với những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp vũ khí. Tuy nhiên, dù xuất hiện từ hơn 500 năm trước, nhưng vũ khí bộ binh vẫn giữ một vị trí quan trọng trong chiến trường ngày nay. Trong thời đại hạt nhân, 5 loại súng bộ binh dưới đây vẫn thể hiện được sức mạnh của mình trong những cuộc chiến trên đất liền.

    AK -47

    Quân sự - 5 súng bộ binh không bao giờ lỗi thời trong thời đại hạt nhân

    Súng trường tự động Kalashnikov hay súng AK.

    Không có gì phải bàn cãi khi nói rằng “vua của chiến trường hiện đại” chính là súng trường Avtomat Kalashnikova mẫu 1947, hay AK-47. Cực kỳ đáng tin cậy, AK-47 có mặt ở khắp các châu lục, chiến đấu trên nhiều chiến trường lớn nhỏ. Với những ảnh hưởng của mình, AK-47 đã trở thành một biểu tượng trong quân sự, một thứ vũ khí làm thay đổi bộ mặt chiến tranh.

    Súng trường AK-47 được thiết kế bởi Mikhail Timofeyevich Kalashnikov, một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô. Năm 1947, Kalashnikov đã lắp ráp hoàn chỉnh nguyên mẫu đầu tiên của khẩu súng trường tấn công mang tên ông.

    AK-47 sử dụng đạn 7,62 x 39mm với độ giật nhỏ và trọng lượng nhẹ hơn các loại đạn được sử dụng trong súng trường bộ binh truyền thống, từ đó cho khả năng kiểm soát cao hơn khi bắn ở chế độ tự động hoàn toàn và cho phép người sử dụng mang thêm nhiều đạn hơn.

    Lý do AK-47 tồn tại được trong quãng thời gian dài như vậy nằm ở sự đơn giản của nó. Loại súng này đòi hỏi rất ít luyện tập để học cách bắn. Việc bảo trì súng cũng vô cùng đơn giản. AK-47 có thể tháo lắp một cách nhanh chóng và loại vũ khí này có thể hoạt động mà hầu như không cần chất bôi trơn.

    Theo The Independent, hiện nay ước tính có khoảng 100 triệu khẩu AK-47 và các biến thể của nó trên toàn thế giới, điều đó có nghĩa là sẽ có 1 khẩu AK cho mỗi 70 người trên Trái đất.

    Dòng súng M16

    Quân sự - 5 súng bộ binh không bao giờ lỗi thời trong thời đại hạt nhân (Hình 2).

    Các bộ phận bên trong của M16.

    Năm 1956, thành viên đầu tiên của gia đình M16 với tên gọi AR-15 được Eugene Stoner đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên tại trường Lục quân Hoa Kỳ ở Fort Benning. Sau nhiều cải tiến, M16 trở thành súng trường tấn công tiêu chuẩn của Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1965.

    Phiên bản AR-15 ban đầu là một khẩu súng cực kỳ đáng tin cậy và tiên tiến so với thời đó, nhưng một số thay đổi về thuốc súng và yêu cầu vệ sinh quá thường xuyên đã khiến nó thất bại trước AK-47.

    Phiên bản mới nhất, M16A4 nặng 4kg khi đã lắp băng đạn 30 viên. Loại súng trường này có tầm bắn hiệu quả tới 550m, với tốc độ bắn 12-15 viên/phút.

    Đã có rất nhiều biến thể của khẩu M16 nhưng hai phiên bản hiện được sử dụng phổ biến nhất là M16A4 và M4A1 Carbine. Mẫu M4A1 Carbine, hiện là vũ khí bộ binh tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ, có thiết kế khá giống M16A4 và được trang bị nòng súng ngắn hơn, báng rút và chế độ bắn tự động.

    Những năm qua, đã có những cải tiến trong việc tăng tính ổn định của M16. Đều ở dạng mô-đun và có khả năng thích ứng cao, các biến thể của dòng súng này đã hoàn thành vai trò từ súng trường bộ binh đến súng trung liên và thậm chí là súng trường bắn tỉa tầm gần.

    Súng máy M240

    M240 là súng máy đa năng tầm trung của quân đội Hoa Kỳ và quân đội của 68 quốc gia khác.

    M240 là phiên bản Mỹ của khẩu FN-MAG được thiết kế vào những năm 1950 bởi nhà chế tạo vũ khí người Bỉ Fabrique Nationale (FN). Kết hợp các tính năng từ vũ khí của cả phe Trục và phe Đồng minh, FN-MAG được chọn làm vũ khí tiêu chuẩn của nhiều quốc gia NATO.

    Súng máy M240 có thể được sử dụng với các mục tiêu như quân địch và phương tiện hạng nhẹ, hoặc bắn hỗ trợ tác chiến. Sử dụng loại đạn nặng cỡ 7,62mm cho phép súng máy của Hoa Kỳ mở rộng phạm vi hiệu quả lên tới 1.800m.

    M240 nặng khoảng 12kg và với nòng thay thế, giá đỡ, các phụ kiện và phụ tùng khác có thể nặng tới 21kg. M240 có thể bắn liên tục 100 viên/phút mà không bị quá tải nhiệt.

    Trong quân đội Hoa Kỳ, súng máy M240 được gắn trên các phương tiện bọc thép và mỗi trung đội bộ binh đều được trang bị 2 khẩu súng máy này.

    Súng máy PK

    PK (Pulemyot Kalashnikova) là loại súng máy đa năng hạng nhẹ cũng do Mikhail Kalashnikov thiết kế. Giống như AK-47, súng máy PK được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới – nơi nào AK có mặt, nơi đó khả năng cao sẽ có ít nhất một khẩu PK.

    PK là loại súng máy cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. PK được trang bị nòng và khung nặng hơn để tăng khả năng hấp thụ nhiệt và giảm độ giật khi bắn liên thanh. Súng máy PK được có tầm bắn chính xác tới 800m khi được đặt trên chân đỡ.

    Súng máy PK sử dụng điểm ruồi giống AK-47 để dễ dàng hơn trong việc huấn luyện. PK được thiết kế bắn đạn 7,64 x 54mm, nặng hơn so với cỡ đạn AK-47.

    Bên cạnh đó, PK còn có khả năng phòng không khi súng được gắn vào chân đế hoặc phương tiện cơ giới, mặc dù thực tế tính năng này chỉ giới hạn với trực thăng tầm thấp và máy bay không người lái.

    Súng trường QBZ-95

    Quân sự - 5 súng bộ binh không bao giờ lỗi thời trong thời đại hạt nhân (Hình 3).

    Súng trường QBZ-95 của Trung Quốc.

    QBZ-95, hay súng trường tự động kiểu 95 là khẩu súng trường tiêu chuẩn của Trung Quốc. Được thiết kế để thay thế bản sao AK-47 của nước này, QBZ-95 được trang bị cho tất cả các quân chủng của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cũng như lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân.

    QBZ-95 có thiết kế bullpup, với băng đạn được nạp ở phía sau cò súng. Giống như các loại súng trường bullpup khác, thiết kế này rút ngắn tổng chiều dài của súng nhưng vẫn giữ được độ dài nòng súng. Khẩu súng trường này được trang bị một tay cầm liền súng, tuy vậy điều này có thể gây khó khăn khi gắn thêm các ống ngắm quang học.

    QBZ-95 sử dụng đạn cỡ 5,8mm do chính Trung Quốc phát triển và chỉ sử dụng trong nước. Ngoài cỡ đạn nhỏ hơn, không có bất kỳ cải tiến đáng kể nào so với các loại đạn hiện hành của NATO và Nga. Một số chuyên gia cho rằng, thiết kế như vậy để giới hạn QBZ-95 chỉ sử dụng đạn do Trung Quốc sản xuất.

    Văn Quyền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-sung-bo-binh-khong-bao-gio-loi-thoi-trong-thoi-dai-hat-nhan-a213231.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan