(ĐSPL) - Theo truyền thông Đức ngày 22/9, 450.000 người tị nạn có thể được cấp bảo vệ nhân đạo vào cuối năm nay. Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng người tị nạn "chưa từng có", tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo.
Sẽ có 450.000 người di cư được hưởng quy chế tị nạn lâu dài. - Ảnh: Panteres. |
Theo tin tức từ TTXVN, nghiên cứu của OECD có tiêu đề "Bàn thảo chính sách di trú" đã tập trung phân tích các xu hướng di cư mới nhất đang diễn ra và chính sách nhập cư của nhóm các nước công nghiệp phát triển là thành viên tổ chức này.
OECD cho biết, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 700.000 người đệ đơn xin tị nạn tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và con số này vào thời điểm cuối năm sẽ lên đến 1 triệu người. Những con số này vượt xa mốc 630.000 người di cư xin tị nạn hồi năm 1992, khi xảy ra chiến tranh Bosnia.
Thông qua việc đi sâu phân tích các xu hướng di cư mới nhất đang diễn ra và chính sách nhập cư của nhóm các nước công nghiệp phát triển là thành viên của OECD, nghiên cứu trên cho thấy từ đầu năm đến nay đã có khoảng 700.000 người nộp đơn xin tị nạn tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và con số này vào thời điểm cuối năm 2015 ước tính lên đến 1 triệu người, vượt xa mốc 630.000 người xin tị nạn hồi năm 1992 khi xảy ra chiến tranh Bosnia-Herzegovina.
OECD đánh giá cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay là chưa từng có tiền lệ đối với các nước phát triển. Các nước xuất phát điểm di cư có hoàn cảnh khác nhau và người di cư cũng ra đi vì nhiều lý do khác nhau. Đây chính là nguyên nhân khiến việc xét các hồ sơ xin tị nạn trở nên đặc biệt khó khăn.
Trước tình hình khủng hoảng tại hàng loạt nước như Syria, Libya, Afghanistan, OECD dự báo dòng người di cư quy mô lớn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Đáng chú ý, tổ chức này cảnh báo nếu năm 2014 có tới 24.000 trẻ em và thanh thiếu niên trong dòng người di cư, đối tượng chưa đủ tuổi để nộp đơn xin tị nạn thì năm nay con số này sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Cứu những người di cư ngoài khơi bờ biển Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Theo Reuters, với đa số phiếu ủng hộ, các Bộ trưởng Nội vụ Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch tái phân bổ 120 nghìn người di cư giữa các nước thành viên trong khối, nhằm giảm tải cho các quốc gia “cửa ngõ” như Hy Lạp, I-ta-li-a và Hung-ga-ri. Kế hoạch phân bổ hạn ngạch vừa được thông qua là bắt buộc đối với toàn bộ 28 nước thành viên EU.
Tuy nhiên, kế hoạch trên vẫn vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nước Đông Âu và Trung Âu. CH Séc, Xlô-va-ki-a, Ru-ma-ni và Hung-ga-ri bỏ phiếu chống, còn Phần Lan bỏ phiếu trắng. Các nước này phản đối mạnh mẽ kế hoạch trên với lý do EU không có quyền buộc họ phải tiếp nhận hàng nghìn người di cư.
Reuters dẫn tuyên bố của Thủ tướng CH Xlô-va-ki-a R.Phi-cô cho biết, nước này kiên quyết phản đối việc áp hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư do EU đặt ra. Ông R.Phi-cô nhấn mạnh, với tư cách nhà lãnh đạo đất nước, ông sẽ không chấp nhận hạn ngạch bắt buộc vừa được đa số thành viên EU thông qua, điều vốn gây bất đồng gay gắt giữa các nước thành viên trong khối.
Cũng trong ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức bàn về vấn đề người di cư tại châu Âu hiện nay, trong đó việc hai nhà lãnh đạo ủng hộ hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận 120.000 người di cư do EC đặt ra cho các nước thành viên EU, cũng như việc nỗ lực tìm cách giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra làn sóng di cư.
GIA BẢO(Tổng hợp)
Xem thêm Video tin tức:
[mecloud]EQc4Pst9Kb[/mecloud]