Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    4 thói quen ăn uống sai lầm: Người Việt “lũ lượt” vào viện vì viêm loét dạ dày

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vì sao nhiều Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn nhiễm vi khuẩn, hóa chất khiến cho người Việt phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đường tiêu hóa như vậy?

    Việt Nam hiện có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh dạ dày! Vì sao nhiều Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn nhiễm vi khuẩn, hóa chất khiến cho  người Việt phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đường tiêu hóa như vậy?

    Mắc bệnh tiêu hóa cao chỉ vì… sai lầm kinh điển trong ăn uống

    Thói quen chủ quan, ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, thức ăn nhiễm vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp); Ăn uống không giờ giấc, thường xuyên ăn quá no hay để bụng quá đói, hay ăn khuya; Uống nhiều bia rượu; và Ăn nhiều muối chính là 4 sai lầm kinh điển khiến nhiều người Việt Nam hiện nay bị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược.

    Lý do theo các chuyên gia đó là, ví dụ, các đồ uống có cồn như bia, rượu khi vào cơ thể sẽ ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, thói quen vừa ăn vừa xem tivi, hay ăn đêm, ăn quá no sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức, tiết ra dịch axit nhiều hơn, ăn mòn niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

    Hay, vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn mức bình thường. Các loại axit dư thừa này gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

    Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam hiện nay có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng tiến triển thành ung thư chiếm tỷ lệ cao.

    Viêm loét dạ dày, tá tràng đang trở thành mối nguy đe dọa sức khỏe, gánh nặng bệnh tật của người Việt Nam.

    Chị N.T.H ( 35 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) tâm sự chị sống chung với bệnh viêm loét dạ dày đã 2 năm nay. Căn bệnh đau dạ dày ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và công việc của chị H.

    Theo chị H, đã đi khám nhiều nơi, uống nhiều thuốc nhưng dừng thuốc căn bệnh lại đau dạ dày quay trở lại. Khi biết bệnh đau dạ dày của chị là mãn tính chị H đàng phải ngậm ngùi sống chung với bệnh.

    “Nhiều lúc tôi đau đến chết đi sống lại. Có những hôm đang gặp đối tác cơn đau dạ dày kéo đến khiến tôi phải xin lỗi khách hàng hẹn sang ngày hôm khác”, chị H tâm sự.

    Theo TS Lê Thị Thu Hường, Khoa Dược liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoài các sai lầm trong ăn uống kể trên, có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng như: stress, dùng thuốc thuốc giảm đau, di truyền…

    Khi dạ dày tiết nhiều axít hơn mức bình thường sẽ gây ra viêm loét (tổn thương dạ dày). Nhiều thuốc điều trị dạ dày hiện nay, tác động theo cơ chế ức chế tiết axít của dạ dày. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân sau khi ngưng dùng thuốc điều trị sẽ tái phát bệnh đau và bị trào ngược trở lại. Đặc biệt các thuốc điều trị bệnh dạ dày thường có tác dụng phụ và không thể sử dụng được lâu dài.

    Tinh chất nghệ và Curcumin hướng đích trị bệnh dạ dày hiệu quả không

    Củ nghệ từ xưa đã được công nhận có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thành phần quan trọng nhất của tinh bột nghệ là curcumin – một hoạt chất có dược tính mạnh, được ứng dụng rộng rãi trong y khoa và giới khoa học dự báo curcumin sẽ là tương lai của ngành Y học thế giới.

    Chính vì thế nhiều người Việt Nam có thói quen dùng nghệ tươi hay tinh chất nghệ để tốt cho bệnh dạ dày. Tuy nhiên, curcumin trong củ nghệ kém tan trong nước, dễ bị phân hủy trong ruột nên khả năng hấp thu rất kém.

    Trước đây, cũng đã có những sản phẩm về Curcumin bào chế dưới dạng viên nang mềm, cứng, bột. Nhưng hạn chế đó là hoạt chất của viêm nang khi vào trong cơ thể mới được hòa tan, quá trình hoà tan nếu không đều có thể vón cục có thể gây loét tại chỗ. Đặc biệt, curcumin thường dễ bị phân tán khắp nơi trong cơ thể nên hiệu quả điều trị tập trung kém.

    Tuy vậy, tin vui là, gần đây các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ hướng đích để tạo ra curcumin hướng đích với các hạt nano siêu nhỏ, vừa giúp cơ thể dễ hấp thu, vừa có khả năng chỉ tìm đến các tế bào bị viêm, loét ở dạ dày (hướng đích) để điều trị.

    Theo TS Hường, Curcumin hướng đích ưu việt ở chỗ sẽ tập trung được tác dụng ở những nơi cần điều trị, từ đó tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian sử dụng thuốc mà không làm tổn thương tới tế bào lành.

    Viên sủi Curcumin hướng đích SCurma Fizzy gần đây là công trình hợp tác nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Khoa Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, được xem là viên sủi Curcumin đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
    Với dạng viên sủi, Curcumin hướng đích sẽ tăng khả năng điều trị tới những vị trí khó, nhất là khi dạ dày bị tổn thương viêm loét ở vùng nếp gấp, bờ cong, hang vị…

    Scumar Fizzy - Khỏe dạ dày, vui cuộc sống!

    SCurma Fizzy – Viên sủi Curcumin hướng đích có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả nhanh, an toàn, được chứng minh tác dụng cao hơn các dạng bào chế khác.

    Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường:

    CÔNG TY CỔ PHẦN ELEPHARMA

    Trụ sở: Số 5, ngõ 126, đường Xuân Đỉnh, P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

    VPGD: Số nhà 10, ngõ 118/8/1 đường Nguyễn Khánh Toàn, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Công ty sản xuất: Dược Phẩm Nam Hà

    Hotline tư vấn (miễn phí): 1800 6091

    Website: https://scurmafizzy.com/

    Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-thoi-quen-an-uong-sai-lam-nguoi-viet-lu-luot-vao-vien-vi-viem-loet-da-day-a258148.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan